Làm gì khi trẻ muốn khẳng định mình?

GD&TĐ - Khẳng định cái tôi cá nhân, muốn là chính mình, vượt qua những áp đặt của cha mẹ là tâm sinh lý thường thấy của lứa tuổi 14 – 17. Tôn trọng quyết định của trẻ hay dùng quyền làm cha mẹ để chế ngự tâm lý muốn khẳng định mình của chúng là điều nhiều bậc phụ huynh còn băn khoăn.

Lứa tuổi này, phụ huynh cần là bạn với con.
Lứa tuổi này, phụ huynh cần là bạn với con.

Khi trẻ muốn khẳng định mình

Nhiều chuyên gia cho rằng, ở lứa tuổi 12 – 16, nhất là bước vào tuổi 16, trẻ được coi là tuổi “ẩm ương”, lúc này các bạn luôn muốn thể hiện mình.

Thế nên, làm cha mẹ không chỉ vất vả trong việc bạn nuôi dưỡng để chúng có sức khỏe tốt, học hành giỏi mà còn phải biết chuyển hướng ứng xử với từng giai đoạn phát triển của con.

Theo các chuyên gia tâm lý, ở giai đoạn “mới lớn”, con của bạn sẽ có nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần nên nếu không hiểu tâm sinh lý lứa tuổi hoàn toàn có thể khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Lời khuyên của các chuyên gia tư vấn tâm lý, cha mẹ cần phải biết “làm bạn” với con. Còn ở nhà trường, vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng hết sức quan trọng, cần nắm bắt diễn biến tâm tư tình cảm của học sinh để có những điều chỉnh khéo léo, kịp thời.

Bạn Nguyễn Triệu Hoàng Minh (13 tuổi, học sinh Trường Liên cấp Olympia, Hà Nội) chia sẻ về hành trình trưởng thành, vượt qua những định kiến và khuôn mẫu của người lớn, xã hội để tìm thấy “cái tôi” của chính mình.

Hoàng Minh cho rằng, trong quá trình học tập và khôn lớn, tôi cũng đã từng bị gắn cho những nhãn mác: Tăng động, trẻ trâu, khác người. Có những khoảng thời gian tôi đã khép mình, lặng im xa dần gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh.

Nhưng, một ngày nọ, tôi đọc được câu nói của Bruce Lee: Luôn luôn là chính mình, thể hiện mình, có niềm tin vào chính mình. Đừng mãi đi ra ngoài, tìm một tính cách thành công rồi sao chép nó. Và tôi nhận ra rằng, hãy luôn là chính mình, thể hiện mình, có niềm tin vào chính mình và rồi chúng ta sẽ có được thành công và hạnh phúc.

Bà Thái Yên, giáo viên Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh từng cùng con gái qua tuổi “ẩm ương” chia sẻ kinh nghiệm: Bước vào tuổi 16, các bạn luôn muốn khẳng định mình, thế nên sự quan tâm thái quá của cha mẹ sẽ khiến các bạn thấy mình nhỏ bé và nhiều khi sự quan tâm của cha mẹ khiến các bạn không thích và phản ứng ngược lại.

Chính vì thế, gia đình cần đặt mình ở tâm thế khác, nhìn thấy sự lớn lên ở con và điều chỉnh ứng xử để cải thiện quan hệ.

Như trường hợp con gái tôi, lúc trước cháu đi đâu cũng cần mẹ, việc gì cũng hỏi mẹ, nhưng khi 16 tuổi cháu thay đổi rất nhiều và tôi đã phải điều chỉnh hành vi, mối quan hệ giữa hai mẹ con. Từ mẹ con trở thành bạn bè. Kể chuyện của mình, tôi muốn truyền tải thông điệp rằng, người lớn hãy lắng nghe và tôn trọng tiếng nói cũng như suy nghĩ của những đứa trẻ.

Lắng nghe lời con trẻ

Diễn giả 
Nguyễn Chí Hiếu

Tại Tọa đàm IEG Talk 12 với chủ đề “HOW I BECOME I?” diễn ra tại Hà Nội, TS Nguyễn Chí Hiếu (PhD. Stanford, Mỹ/MBA. Oxford, Anh) cho rằng: Tâm sinh lý giới trẻ giai đoạn này là mong muốn trỗi dậy, muốn tự khẳng định mình như người lớn và không thích sự quan tâm quá mức của cha mẹ.

Với mong muốn đưa tiếng nói của giới trẻ trở thành nguồn cảm hứng tích cực đến xã hội, gần 200 khán giả tham gia Tọa đàm IEG Talk 12 được lắng nghe trực tiếp những tâm tư tuổi “teen”, trải nghiệm “mắt thấy tai nghe” mà có thể trước giờ các bạn nhỏ chưa bao giờ kể.

Từng câu chuyện là những lát cắt đầy sống động về hành trình trưởng thành của các bạn học sinh ở giai đoạn học cách định nghĩa và gọi tên bản thân, cách những bạn trẻ vượt qua áp lực và rào cản trên hành trình chinh phục ước mơ.

Những câu chuyện đầy màu sắc cuộc sống cũng là điều để các bậc làm cha, làm mẹ nên suy nghĩ, khi trẻ mong muốn thì hãy để con được làm chính mình. Đặc biệt, thông điệp của các bạn trẻ gửi đến cha mẹ và các thầy cô giáo là hãy lắng nghe và thấu hiểu, trẻ muốn là chính mình.

Chị Trần Thị Thúy Hằng có con đang học phổ thông cũng chia sẻ: “Có 3 điều quan trọng nhất mà người lớn chúng ta không nên tước đi của con trẻ: Sức khỏe, tuổi thơ và ước mơ. Hãy lùi lại và tự hỏi chính mình rằng: Liệu điều gì là tốt nhất cho con mình? Đôi khi, điều đó đến từ những việc đơn giản nhất là ngồi xuống lắng nghe con, trò chuyện cùng con, luôn ủng hộ và tạo điều kiện cho con được là chính mình, chứ không phải phiên bản của ai khác”.

Chị Hằng cho biết từ bỏ những suy nghĩ áp đặt lên con, hướng con trở thành nhà giáo dục - công việc mà vợ chồng chị Hằng mong muốn con theo nhưng không bắt ép vì hễ nói tới là cô bé khẳng định không thích nghề này.

Quyết định của con được đưa ra sau một lần được trải nghiệm làm "giáo viên", truyền lại câu chuyện, kỹ năng của mình cho các em nhỏ trong câu lạc bộ tranh biện của trường.

TS Nguyễn Chí Hiếu đưa ra quan điểm: Bố mẹ cần thay đổi để giúp con thay đổi. Phụ huynh không thể dạy cho con thứ mà bản thân họ không có, không thể dạy con bớt nghiện Facebook khi vẫn cứ kè kè điện thoại ở bên, không thể dạy con đọc sách trong khi bố mẹ  không mở cuốn sách nào ra. Đôi khi việc tìm trường lớp tốt nhất cho con chưa chắc là cách giáo dục tốt. Phụ huynh nên nghĩ đến việc thay đổi để hiểu con mình, gắn kết được với con. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.