Để trẻ đi chân trần: Tại sao không?

Có thể nhiều phụ huynh sẽ quát tháo ầm lên khi nhìn thấy con cái mình đi chân đất lúc trời lạnh và ở nơi nhiều bùn đất. Nhưng sự thật là việc đi chân đất có lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ con hơn chúng ta tưởng.

Để trẻ đi chân trần: Tại sao không?

Để trẻ đi chân trần: Tại sao không? ảnh 1

Theo Rae Pica- nhà tư vấn giáo dục, người đã viết rất nhiều cuốn sách về giáo dục trẻ em của Mỹ có chia sẻ: Ngày còn bé, việc đi giày khiến tôi cảm thấy rất khó chịu. Từ lâu tôi đã là một người ủng hộ việc trẻ em không cần mang giày.

Trong cuốn sách đầu tiên bà viết về trẻ em, cũng đề cập đến nội dung này: “Trẻ em đã sử dụng giày thể thao trong các hoạt động thể chất quá lâu, chúng ta dường như đã quên rằng bàn chân của con người có thể thích nghi tốt với môi trường. Chúng có lực ma sát đủ lớn để cân bằng trên mặt đất và các bộ phận khác nhau của chúng (ngón chân, đế, gót chân) có thể dễ dàng hơn trong việc cảm nhận và cử động khi để trần.”

Hai lý do phổ biến khiến cha mẹ không cho phép con cái của họ đi chân trần bên ngoài đó là: Sợ chúng bị thương ở bàn chân và sợ mắc phải những căn bệnh lạ lây lan qua môi trường đất. Tuy nhiên, chân của trẻ em cũng cứng rắn hơn khi chúng đi chân trần, dẫn đến khả năng bảo vệ diễn ra tự nhiên hơn.

Để trẻ đi chân trần: Tại sao không? ảnh 2

Theo nghiên cứu, bàn tay mới là vị trí cơ thể có khả năng lây lan hoặc nhiễm bệnh qua việc tiếp xúc với môi trường bên ngoài: tay nắm cửa công cộng, bồn rửa, bàn phím và tay vịn… những nơi chứa nhiều vi trùng nhất.

Ngoài ra, trẻ em có nhiều khả năng đưa bàn tay của chúng vào trong miệng và chạm vào mặt, mắt những nơi phát sinh bệnh tật hoặc truyền bệnh vào cơ thể.

Ở những nước phát triển, ký sinh trùng không có khả năng được truyền qua chân vì tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Kể từ khi hệ thống ống nước hiện đại được sử dụng rộng rãi, giun móc đã giảm rất nhiều, đặc biệt là ở các khu vực không có mùa đông lạnh. Không những vậy, trẻ có nhiều khả năng bị mắc bệnh do muỗi hoặc bọ ve hơn là ký sinh trùng ở chân.

Trên thực tế, việc đi giày còn tạo ra môi trường phát triển cho bệnh tật thông qua việc gia tăng vi khuẩn và nấm; cùng với bóng tối, nhiệt độ và độ ẩm thiết lập môi trường lý tưởng cho sự phát triển của những thứ vi khuẩn như nấm chân và ngón chân của vận động viên.

Kevin Geary, tác giả trang web chuyên về giáo dục thể chất và trí não cho trẻ em cũng cho rằng giày thực sự khá tệ đối với trẻ em. Những lợi ích của việc đi chân đất, phong phú hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Để trẻ đi chân trần: Tại sao không? ảnh 3

Thực chất, chân là bộ phận có nhiều dây thần kinh nhất của cơ thể con người, có nghĩa là chúng góp phần vào việc xây dựng hệ thống thần kinh trong não. Do đó, nếu chúng ta luôn cho trẻ đi giày có nghĩa là đã loại bỏ rất nhiều cơ hội để bộ não của trẻ phát triển tái tạo các dây thần kinh mới.

Một lợi ích lớn của việc để trẻ đi chân đất là tăng cường hoạt động ở bàn chân và chân tiếp xúc với mặt đất làm cho cơ thể nhanh nhẹn hơn và ít bị tổn thương hơn. Nói một cách dễ hiểu, việc đi chân đất giúp trẻ phát triển những nhận thức của chúng về cơ thể mình rõ ràng hơn.

Geary giải thích rằng các dây thần kinh ở chân hết sức nhạy cảm (có hơn 200.000 dây thần kinh – một trong những vị trí có mật độ cao nhất trong toàn bộ cơ thể) vì lý do này; chúng làm cho chúng ta an toàn hơn, cẩn thận hơn và có khả năng thích nghi tốt hơn với mặt đất bên dưới chúng ta.

Khi đi chân trần, chúng ta có thể leo trèo, xoay, cân bằng và điều chỉnh nhanh hơn với các bề mặt đất khác nhau như khi chúng ta đi trên địa hình không bằng phẳng, hoặc bề mặt bê tông và vỉa hè.

Kacie Flegal- Tiến sĩ chuyên khoa Nhi nói rằng việc đi chân trần mang lại lợi ích rất lớn cho trẻ con.

“Một trong những cách đơn giản nhất để thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và não bộ là để cho trẻ em đi chân trần càng nhiều càng tốt. Một lợi ích khác khi để cho trẻ em đi chấn đất đó là kích thích sự hiện diện của tâm thức và cảm quan tự nhiên.

Khi gan bàn chân của trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp lên mặt đất mà chúng khám phá, thông tin được gửi đến não từ các con đường xúc giác, khiến cho chúng cảm nhận được nhanh hơn và rõ rệt hơn. Điều này tạo ra sự tập trung và nhận thức về việc di chuyển trong không gian; giúp trẻ nhỏ được tiếp xúc và khám phá nhiều hơn môi trường xung quanh. ”

Để trẻ đi chân trần: Tại sao không? ảnh 4

Một lợi ích khác của việc đi chân đất là giúp hình thành dáng đi tự nhiên, khỏe mạnh.  Mặc dù những phát hiện này đã được công bố rộng rãi, nhiều phụ huynh vẫn không mặn mà lắm với việc khuyến khích con cái đi chân trần.

Tiến sĩ, bác sĩ William A. Rossi nói: “Phải mất 4 triệu năm để bàn chân con người được phát triển và hoàn thiện độc đáo bậc nhất trong thế giới sinh vật. Nhưng chỉ trong vài nghìn năm, việc tạo ra những đôi giày đã tác động phần nào khiến bàn chân con người biến dạng, cản trở hiệu quả kỹ năng của nó”.

Và cuối cùng, việc đi chân đất thực sự tạo ra niềm vui thích cho trẻ nhỏ. Tưởng tượng về cảm giác thư giãn khi đi trên cát ấm áp ngoài bãi biển, cảm giác sảng khoái trên cỏ phủ đầy sương sớm ngày hè, cảm giác bùn ướt trơn trượt giữa những ngón chân trong vườn, cảm giác của vỏ cây vụn dưới tán cây, cảm xúc vỡ òa khi vầy vũng nước dưới chân, chắc hẳn thú vị hơn rất nhiều so với đi những đôi giày bí bách.

Theo songmoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú tại cơ quan công an. Ảnh: Công an Kon Tum.

Khởi tố 2 thanh niên cho vay lãi 365%/năm

GD&TĐ - Vũ Đình Công và Đặng Ngọc Phú vào Kon Tum tổ chức cho nhiều người vay tiền với lãi suất lên đến 365%/năm, gấp 18 lần mức lãi suất quy định.