Chuyên gia gợi ý cách xua tan cơn giận ở trẻ

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, trẻ em có hành vi bực bội vì thất vọng trước một vấn đề nào đó. Trẻ chưa học được cách kiểm soát cơn bốc đồng của mình hoặc giải quyết xung đột theo những cách được chấp nhận.

Giận dữ ở trẻ là tình trạng phổ biến.
Giận dữ ở trẻ là tình trạng phổ biến.

Khuynh hướng hung hăng được hình thành bởi các điều kiện môi trường - những áp lực, mối đe dọa, cơ hội và hậu quả mà trẻ em phải trải qua.

Bằng cách điều chỉnh những điều kiện này, chúng ta có thể cải thiện hành vi và thay đổi quá trình phát triển ở trẻ.

Điều đó không có nghĩa là lỗi của phụ huynh, nếu con có hành động giận dữ mất kiểm soát. Một số trẻ em có xu hướng đưa ra hành động không tốt vì chúng khó điều chỉnh cảm xúc của chính mình.

Đây là một vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ. Bởi, trẻ là nhóm chưa phát triển khả năng đối phó với những cảm xúc tiêu cực theo cách xây dựng. Một số trẻ em tiếp tục đấu tranh với việc tự điều chỉnh khi chúng lớn hơn.

Cha mẹ và giáo viên có thể nhận thấy rằng, những đứa trẻ này có vẻ đặc biệt nhạy cảm và có một số phản ứng cảm xúc mạnh mẽ hơn so với anh chị em hoặc bạn bè cùng lứa.

Tuy nhiên, tự điều chỉnh cảm xúc được coi là một kỹ năng. Trẻ có thể học được cách tự điều chỉnh cảm xúc như bất kỳ kỹ năng nào khác.

Đặc biệt, cha mẹ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc của chúng, ngay cả khi đó là suy nghĩ tiêu cực. Các chuyên gia đã gợi ý một số kỹ năng giúp trẻ bình tĩnh, thay vì hành động nóng giận.

Rèn khả năng phát triển chỉ số cảm xúc

Dành thời gian để ý và gắn nhãn cảm xúc giúp trẻ bắt đầu chú ý đến cơn giận của bản thân. Điều này được cho là vô cùng quan trọng. Bởi, bước đầu tiên để học cách quản lý cảm xúc là chú ý đến chúng.

Đôi khi, chỉ cần thể hiện cảm xúc cũng giúp xoa dịu cơn giận. Thông thường, chúng ta cố gắng giả vờ rằng, bản thân không cảm thấy có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào.

Tuy nhiên, sau cùng không ít người thường cảm thấy vô cùng tồi tệ. Thừa nhận cảm giác tiêu cực có thể làm cho những cảm xúc đó như được xua tan. Từ đó, giúp mỗi người bắt đầu suy nghĩ về cách xây dựng những việc phải làm với cảm xúc đó.

Cha mẹ có thể dạy trẻ làm điều này bằng cách trở thành hình mẫu trong hành vi ứng xử. Ví dụ, nếu phụ huynh đang bực bội vì để quên thứ gì đó ở cửa hàng tạp hóa, hãy chia sẻ cảm giác: “Hiện tại mẹ rất bực mình! Mẹ đã quên lấy sữa!”.

Sau khi thừa nhận cảm giác của mình, cha mẹ có thể lập mô hình các kỹ năng đối phó và giải quyết vấn đề. Phụ huynh có thể nói: “Mẹ sẽ hít thở sâu để bình tĩnh lại. Điều đó thường giúp ích cho mẹ”. Sau đó, khi cảm thấy tốt hơn, phụ huynh có thể chia sẻ với trẻ và cùng nhau thảo luận về những ý tưởng để giải quyết vấn đề.

Khi đó, trẻ sẽ bắt đầu học các kỹ năng được cha mẹ thực hành mẫu. Tuy nhiên, chúng cũng có thể cần thêm một số sự hỗ trợ khi bắt đầu học cách đối phó với cảm xúc của mình. Nếu nhận thấy con mình bắt đầu có vẻ khó chịu, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ mô tả cảm giác của bản thân. Liệu khi đó, trẻ đã có thể gắn nhãn cảm xúc chưa?

Phụ huynh hãy bảo đảm rằng, nếu con nói, trẻ đang cảm thấy buồn, lo lắng hoặc tức giận, cha mẹ không nên cố gắng nói với con về điều đó ngay lập tức.

Đôi khi, việc nghe thấy người khác nói “Ồ, điều đó không tệ tới mức như vậy!” có thể khiến trẻ cảm thấy, cảm xúc của chúng là sai trái. Những câu nói như vậy cũng có thể vô tình dạy trẻ rằng, chúng không nên chia sẻ cảm xúc của mình.

Thay vào đó, phụ huynh có thể xác nhận cảm xúc của trẻ thông qua một số câu như: “Đúng, điều đó nghe có vẻ bực bội” hoặc “Trông con có vẻ thất vọng”. Sau đó, cha mẹ có thể khuyến khích những cách xử lý lành mạnh với cảm giác tiêu cực đó.

Cha mẹ cần khuyến khích con gắn nhãn cảm xúc bản thân.
Cha mẹ cần khuyến khích con gắn nhãn cảm xúc bản thân. 

Vượt qua những cảm xúc tiêu cực

Các chuyên gia khuyến khích, cha mẹ hãy giúp trẻ bắt đầu chú ý đến cảm giác của bản thân. Đây là một phần quan trọng khác trong việc giúp trẻ học cách gắn nhãn cảm xúc của bản thân một cách có ý thức. Điều này đồng nghĩa rằng, trẻ có thể nhận ra một cảm xúc sớm hơn, trước khi bắt đầu bị chi phối bởi nó.

Cha mẹ đôi khi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những cảm xúc mạnh mẽ mà trẻ thể hiện trong cơn giận dữ. Tuy nhiên, phần lớn trẻ không thể biến cơn giận trở thành bình tĩnh ngay lập tức. Cảm xúc xây dựng theo thời gian, giống như một làn sóng. Trẻ em có thể học cách quản lý những cảm xúc dường như quá tiêu cực bằng cách để ý và gắn nhãn chúng sớm hơn, trước khi làn sóng đó trở nên quá lớn.

Nhiều trẻ đã thành công tiết chế khi xếp hạng mức độ theo thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó, 1 là bình tĩnh và 10 là tức giận. Đặc biệt, các phụ huynh cũng có thể làm theo mô hình này. Khi cảm thấy bực bội vì quên lấy sữa ở cửa hàng tạp hóa, cha mẹ có thể thông báo rằng, bản thân đang ở mức độ 4.

Ban đầu, có thể không ít phụ huynh sẽ cảm thấy kỳ cục khi thực hiện điều này. Tuy nhiên, thang điểm cảm xúc sẽ dạy trẻ ngưng bực tức. Đồng thời, trẻ cũng sẽ học được cách để ý xem bản thân đang cảm thấy thế nào qua mô hình này. Trong khi đó, đối với những trẻ đánh giá cao các thiết bị hỗ trợ trực quan, một thứ gì đó như “nhiệt kế đo cảm giác” có thể hữu ích.

Theo Childmind

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Có vẻ như ung thư đang phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn trước đây. (Ảnh: ITN)

Lý do ung thư ngày càng trẻ hóa

GD&TĐ - Theo vox.com, những người trưởng thành ở độ tuổi sung sức nhất, thường có bề ngoài khỏe mạnh, đang chết vì những căn bệnh ung thư ác tính.