Ghé thăm những nơi có mưa kim cương và biển kim cương

Hẳn không ít người sẽ bị choáng ngợp khi tìm hiểu về những cơn mưa kim cương hay đại dương kim cương khổng lồ này.

Ghé thăm những nơi có mưa kim cương và biển kim cương

Nếu ai đó đố bạn kim cương ở đâu nhiều nhất, hẳn nhiều người đều nghĩ ngay đến mỏ kim cương lớn nhất thế giới ở nước Nga, nhưng sự thật là vẫn còn không ít những nơi khác có mỏ kim cương khổng lồ hơn thế.

Những "mỏ" kim cương này sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi chúng được ví như những đại dương kim cương, núi kim cương và chỉ cần bước ra ngoài thôi, bạn có thể bị kim cương rơi ngay vào đầu.

Cùng điểm lại một vài những địa điểm mà nếu ở đó, bạn sẽ chán ngấy vì thấy kim cương.

1. Hành tinh 55 Cancri e chứa 1/3 trọng lượng là kim cương

Vào năm 2011, nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Yale (Mỹ) đã phát hiện ra hành tinh 55 Cancri e có diện tích lớn gấp 2 lần và trọng lượng gấp 8 lần Trái đất. Đặc biệt hơn, hành tinh này có cấu tạo chủ yếu là từ carbon (như than chì và kim cương) cùng sắt, silicon, silicat...

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có tới 1/3 trọng lượng của hành tinh này là kim cương, trong khi đó phần lõi của Trái đất chủ yếu gồm oxy và rất ít carbon.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, 55 Cancri e có tốc độ di chuyển quanh ngôi sao cực nhanh, và khoảng cách giữa hành tinh này và ngôi sao tương tự Mặt trời này rất gần. Nhiệt độ trên bề mặt của “hành tinh kim cương” này trung bình khoảng 2.148 độ C.

Bên cạnh đó, khoảng cách từ Trái đất tới hành tinh này lên tới 40 năm ánh sáng nên những ai có ý định tới đây khai thác kim cương có lẽ phải suy nghĩ lại.

2. Mưa kim cương trên Sao Thổ, Sao Mộc

Các nhà thiên văn học Mỹ đã công bố nghiên cứu cho thấy, những cơn bão sấm sét trong bầu khí quyển của Sao Thổ, Sao Mộc sẽ tạo ra các hạt carbon.

Hạt carbon khi rơi xuống sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh do chịu sự ảnh hưởng của áp suất lớn tồn tại trên hai hành tinh và tạo thành những khối kim cương đặc.

Khối kim cương này có thể trôi nổi theo dòng hydro và heli lỏng sâu dưới tầng khí quyển của Sao Mộc và Sao Thổ. Ở những nơi có độ sâu thấp hơn, kim cương sẽ tan chảy thành dạng lỏng khi chịu sự tác động của áp suất và nhiệt độ, tạo thành những cơn mưa kim cương khổng lồ.

Bên cạnh đó, không ít nhà nghiên cứu khác lại lý giải, những hành tinh này chỉ toàn là khí, vì vậy tâm của chúng về cơ bản sẽ chứa đầy khí nóng cùng áp suất cao.

Carbon có lẽ sẽ được chuyển hóa thành bồ hóng ở tầng phía trên của bầu khí quyển, nhưng khi rơi xuống, nó có thể chuyển thành than chì dưới nhiệt độ khoảng 1.727 độ C. Khi đến gần tới lõi của hành tinh, với nhiệt độ khoảng 2.726 độ C, than chì có thể biến thành kim cương.

3. Đại dương kim cương ở Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương

Khác với những cơn mưa kim cương, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương lại đem đến cho các nhà thiên văn học sự ngỡ ngàng về những đại dương kim cương khổng lồ.

Nghiên cứu này được đưa ra dựa trên các đo đạc chi tiết về điểm tan chảy của kim cương. Theo đó, các chuyên gia phát hiện ra, kim cương có đặc tính như nước trong lúc bị đóng băng và tan chảy ở dạng thể rắn, trôi nổi bên trên các dạng thể lỏng.

Dựa vào cấu tạo bên dưới lớp khí quyển của hai hành tinh Thiên Vương và Hải Vương là lớp phủ được tạo thành từ băng tuyết của nước, amoniac và methane các chuyên gia phát hiện ra đại dương chứa kim cương lỏng.

Trong điều kiện khắc nghiệt, trọng lượng khổng lồ, các lớp phủ này phải chịu áp suất "khủng" với nhiệt độ dao động trong khoảng 1.727 độ C đến 4.727 độ C.

Trong điều kiện như vậy, băng methane bị vỡ ra thành các nguyên tố cấu thành, sản sinh ra carbon tinh khiết và dưới áp suất lớn, kim cương được hình thành.

Nhiệt độ và áp suất cao khiến những viên kim cương rắn tan chảy và hình thành đại dương kim cương tại đáy lớp phủ. Cũng như đá nổi lên trên nước, kim cương rắn sẽ nổi trên bề mặt kim cương lỏng như những "tảng băng trôi". Điều này đồng nghĩa với việc có thể có núi kim cương nổi trên đại dương kim cương tại hai hành tinh trên.

Các nhà khoa học dự định có thể đưa các tàu thăm dò lên các hành tinh này hoặc có thể thử mô phỏng những điều kiện này trên Trái đất.

Tuy nhiên, cả hai sự lựa chọn đều đòi hỏi phải có nhiều năm chuẩn bị bởi chi phí kinh tế và còn tùy thuộc vào một số điều kiện môi trường khắc nghiệt trong vũ trụ. Nhưng với sự phát triển khoa học, hi vọng, các nhà khoa học sẽ sớm có thể "mang" được những viên kim cương này về để nghiên cứu.

Theo Trí thức trẻ/ABCNews, Discovery News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bệnh nhân chỉ uống nước đường phèn pha chanh gừng trong 10 ngày liên tiếp rồi chuyển sang ăn tinh bột. Ảnh: BVCC

Nguy kịch do nhịn ăn gián đoạn

GD&TĐ - Theo bác sĩ ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương, việc nhịn ăn gián đoạn và ăn uống mất cân đối không thể hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

HLV Leicester City bị sa thải

HLV Leicester City bị sa thải

GD&TĐ - Leicester City vừa ra thông báo về quyết định sa thải đối với huấn luyện viên Steve Cooper sau chuỗi thành tích kém cỏi ở Ngoại hạng Anh