GDP quý II tăng cao nhất thập kỷ

GD&TĐ -Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố sáng ngày 29/6 cho thấy, GDP quý II năm nay ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong thập kỷ.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%.

Kinh tế phục hồi mạnh

Tổng cục Thống kê công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II năm nay ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011 - 2021.

Tính chung 6 tháng, GDP tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, mức này thấp hơn tốc độ tăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78% (đóng góp 5,07%). Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,70% (đóng góp 48,33%).

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với mức tăng 9,66%. Khu vực dịch vụ tăng 6,60% (đóng góp 46,60%). Trong đó, các ngành dịch vụ thị trường như: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,82%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,5%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,19%; ngành vận tải, kho bãi tăng 8,13%.

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,05%. Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,30%. Khu vực dịch vụ chiếm 40,63%. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,02%.

Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với cùng kỳ năm 2021. Tích lũy tài sản tăng 3,92%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 9,10%. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế trong nước phục hồi mạnh. Nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng. Tuy nhiên, nhìn chung, mặt bằng giá cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước.

Áp lực lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, để chủ động ứng phó với những thách thức trước áp lực lạm phát tăng, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.

Theo bà Nguyễn Thị Hương, đến nay, mặt bằng giá trong nước vẫn cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm khá lớn. “Diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine còn phức tạp, gây gián đoạn chuỗi cung ứng.

Đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân. Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các tháng còn lại của năm. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao”, bà Hương nhận định.

Do đó, bà Nguyễn Thị Hương cho rằng, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt. Qua đó, nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm nay ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 6 nay tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 1,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm nay, lạm phát cơ bản tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân chung (tăng 2,44%). Điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

“Trong 6 tháng đầu năm, áp lực lạm phát toàn cầu có xu hướng tăng do chịu tác động bởi các yếu tố kinh tế, địa chính trị và hệ quả của những biện pháp nới lỏng tài khóa, tiền tệ trong năm 2020 - 2021.

Trong nước, nền kinh tế phục hồi rõ nét, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng của người dân tăng cao. Thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng từ biến động giá trên thị trường thế giới. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý II và 6 tháng đầu năm đều tăng so với cùng kỳ năm 2021”, bà Nguyễn Thị Hương cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.