“Gặt” trái ngọt từ yêu cầu giáo dục thời 4.0

“Gặt” trái ngọt từ yêu cầu giáo dục thời 4.0

Những nỗ lực đổi mới

Cô Cúc luôn tâm niệm, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động chuyên môn trong các nhà trường là đổi mới phương pháp dạy học, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích tự học, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội là đào tạo ra những công dân năng động, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu năng lực trong thời đại hội nhập và thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy nên, cô đã triển khai các phương pháp dạy học tích cực từ nhiều năm nay trong nhà trường kết hợp với giáo dục STEM để nâng cao chất lượng từng giờ lên lớp.

Cô Cúc cho biết: “Đưa giáo dục STEM trở thành một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary). Từ đó, người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Trước yêu cầu của việc đổi mới đó, bản thân tôi nhận thức được STEM là một phương pháp giảng dạy với ý tưởng trang bị cho HS kiến thức liên môn và các em có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Thay vì dạy tách biệt 4 môn, nay STEM đòi hỏi mỗi GV phải kết hợp chúng lại thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên ứng dụng thực tế...”.

“Gặt” trái ngọt từ yêu cầu giáo dục thời 4.0 ảnh 1

Và trái ngọt thành công

“Trong kế hoạch nhà trường tôi được phân công phụ trách Câu lạc bộ STEM nông nghiệp. Ở đây, tôi đã sử dụng vườn trường hướng dẫn các em tham gia thiết kế, chăm sóc, trồng mới, chiết ghép cây... khơi dậy niềm đam mê yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Ở đây các em đã được thỏa sức sáng tạo. Sau một thời gian thảo luận với nhiều ý tưởng thì tôi nhận thấy ý tưởng của nhóm học sinh Vũ Hồng Ngọc (nhóm trưởng), Dương Linh Chi, Đỗ Đức Cương, Lê Thanh Ngọc, Ngô Tiến Đạt... là khả thi hơn cả” – cô Cúc chia sẻ.

Để ý tưởng của nhóm STEM nông nghiệp thành công, cô Cúc giúp các em thiết kế mô hình vườn trường thành vườn Sinh học - Địa lý. Trong vườn trường, thiết kế bản đồ Việt Nam với đầy đủ cả phần đất liền và biển đảo. Trong mô hình, các em trồng các loại cây và hoa theo mùa, trang trí làm nổi bật bản đồ Việt Nam hình chữ S và khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa... Vườn trường không chỉ là nơi học sinh học tập, trải nghiệm: Cắt tỉa, chiết ghép cây, chăm sóc cây, mà còn là nơi để học sinh đến tham quan và học môn Sinh học, Địa lý.

“Từ thành công bước đầu đó chúng tôi được tiếp thêm động lực qua 2 lần tổ chức ngày hội STEM cấp trường. Bản thân tôi và các em rất háo hức cùng bàn bạc để có ý tưởng tạo ra sản phẩm tham dự ngày hội này. Ngày hội STEM đầu tiên của năm học 2016 - 2017 cô trò chúng tôi có sản phẩm: “Mô hình vườn cây, ao cá khép kín” cũng được đánh giá rất cao. Năm học 2017 - 2018 tham gia ngày hội STEM với chủ đề “Hành tinh xanh” cô trò chúng tôi thành công với mô hình “xe hút bụi thân thiện với môi trường”, trải qua các vòng sơ khảo tại trường và cụm chuyên môn, nay đã lọt vào danh sách sản phẩm dự thi “Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng” cấp thành phố sắp tới. Thành công của các em trong học tập là niềm vui của cô giáo, thế là tôi vui rồi!” - cô Kim Cúc chia sẻ.

“Gần 30 năm gắn bó với nghề, tôi luôn xác định phải tận tâm yêu thương HS như con đẻ của mình. Tôi đã vận động một số phụ huynh trong lớp đến tận nhà từng em để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình. Từ đó, tôi có hướng giúp đỡ từng hoàn cảnh khác nhau của các em. Kết quả rất đáng mừng, có những HS tự kỷ tôi lo lắng nhất đã hoàn toàn tự tin trong giao tiếp, đã xung phong nói về bản thân trước tập thể lớp và mừng hơn nữa là em đã đạt danh hiệu HS tiên tiến. Và điều tôi hạnh phúc nhất là ngày nào đến trường các em cũng chạy đến vây quanh tôi và gọi tôi rất trìu mến: Mẹ Cúc”. - Cô Đàm Thị Kim Cúc

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.