Gần 57.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Thái Nguyên

GD&TĐ - Đến hết ngày 30/7, có gần 57 nghìn thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Thái Nguyên qua hệ thống xét tuyển chung.

Gần 57.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Thái Nguyên.
Gần 57.000 thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học Thái Nguyên.

Trong đó trường Đại học Sư phạm có số lượng thí sinh đăng ký nhiều nhất là trên 17.500 thí sinh. Theo đánh giá, số lượng thí sinh đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất trên hệ thống khá nhiều. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Trước đó, Đại học Thái Nguyên đã công điểm sàn xét tuyển ở ngưỡng 15 – 24 điểm.

PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên cho biết: Năm 2024, Đại học Thái Nguyên tuyển sinh 17.275 chỉ tiêu trình độ đại học và 1.050 chỉ tiêu trình độ cao đẳng. Đến nay, Đại học đã đào tạo 358 ngành, trong đó có 142 ngành đào tạo sau đại học, gồm: 39 ngành tiến sĩ, 70 ngành thạc sĩ, 33 chuyên ngành bác sĩ chuyên khoa.

Các ngành đào tạo của Đại học Thái Nguyên bao trùm tất cả các lĩnh vực đào tạo, quy mô tuyển sinh các trình độ đào tạo không ngừng tăng lên. Từ năm 2019 đến nay, tuyển sinh các trình độ khoảng từ 14.000 - 26.000 người/năm; năm 2023 tuyển sinh các trình độ đạt 26.519 người. Hiện quy mô đào tạo của toàn Đại học Thái Nguyên là 70 nghìn người học.

Năm 2024, Đại học Thái Nguyên tuyển sinh theo 7 phương thức: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024; xét tuyển theo kết quả học tập THPT (học bạ); xét tuyển theo kết quả thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) của Đại học Thái Nguyên; xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; xét tuyển theo kết quả thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội; xét tuyển theo đề án tuyển sinh của các đơn vị đào tạo.

Đại học Thái Nguyên đã chỉ đạo các trường, các đơn vị thành viên theo hướng đơn giản hóa các phương thức tuyển sinh, tăng độ tin cậy của các hình thức đánh giá; phân bổ chỉ tiêu cho mỗi phương thức xét tuyển đảm bảo công bằng đối với thí sinh, giảm tỉ lệ xét tuyển theo phương thức xét kết quả học tập trung học phổ thông (học bạ); loại bỏ các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, gây khó khăn cho thí sinh. Năm 2024 cũng là năm đầu tiên Đại học Thái Nguyên tổ chức Kỳ thi đánh giá đầu vào đại học (V-SAT) trên máy tính. Đại học Thái Nguyên dự kiến dành khoảng từ 5-15% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh đại học cho phương thức xét tuyển mới này.

Theo kế hoạch, từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, các trường sẽ tiếp tục có những điều chỉnh, cải tiến và hoàn thiện Hệ thống nhằm phục vụ công tác tuyển sinh, hạn chế đến mức thấp nhất số lượng thí sinh đăng ký ảo so với mọi năm; đến trước 17h ngày 19/8, các trường sẽ thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1; từ ngày 4/9 đến ngày 10/9 các thí sinh nhập học trực tiếp tại trường./.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang cảnh Đại hội.

Chủ tịch Quốc hội dự Đại hội lần thứ nhất Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội

GD&TĐ - Chiều 11/5, tại Nhà Quốc hội, Đảng bộ Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở đầu tiên của Đảng bộ Quốc hội. Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống LB Nga Vladimir Putin phát biểu với báo chí. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8 - 11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.

tư vấn du học mỹ Du học ETESTTham khảo Cơ hội kiếm tiền