Gần 300 tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ trạm vệ tinh quốc gia

GD&TĐ - Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam Phan Đức Hiếu cho biết, hiện nay đã có gần 300 tổ chức cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ RTK qua RTCM. Hệ thống trạm định vị vệ tinh quốc gia được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực phát triển KT- XH.
Gần 300 tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ trạm vệ tinh quốc gia
Gần 300 tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ trạm vệ tinh quốc gia

Nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng rộng rãi các trạm định vị vệ tinh quốc gia (CORS), thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trụ mốc cho 65 trạm. Trong đó, 24 mốc trạm Geodetic CORS và 41mốc trạm NRTK CORS (lưới đo động thời gian thực). Tính đến nay, đã có 17 trạm CORS được hoàn thành và đi vào vận hành. Hiện Việt Nam có gần 300 tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ trạm vệ tinh quốc gia.

Ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ này trong đo đạc bản đồ, quản lý đất đai, sử dụng số liệu cải chính mà hệ thống cung cấp để đo động thời gian thực với độ chính xác cỡ 2 - 4 cm, đáp ứng được hầu hết độ chính xác của tất cả các loại bản đồ hiện nay.

Dự kiến, hết năm 2019, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam sẽ triển khai lắp đặt 48 trạm CORS còn lại, mở rộng phạm vi áp dụng NRTK cho khu vực ven biển miền Trung và Nam Bộ; Đo nối, xử lý toán học, xác định các tham số, tích hợp hệ thống và đưa vào vận hành ổn định.

Phạm vi cung cấp dữ liệu RTK qua RTCM phục vụ đo động thời gian thực sau khi dự án kết thúc là hơn 80.000km2, chiếm ¼ diện tích cả nước trên địa bàn 36 tỉnh (14 tỉnh Bắc bộ, 18 tỉnh Nam bộ và 4 tỉnh Trung bộ).

Theo quy hoạch, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam sẽ có khoảng 160 trạm CORS.

ThS Nguyễn Hoài Phong giới thiệu đồng hồ nước thông minh.

Hệ thống đo lường nước thông minh

GD&TĐ - Hệ thống đo lường nước thông minh là giải pháp cải tiến công nghệ do các nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) phát triển.
Nhóm sinh viên ngành Kỹ thuật Nhiệt và TS Lê Kiều Hiệp giảng viên hướng dẫn, nhận phần thưởng cho đề tài nghiên cứu. Ảnh: TG

Sinh viên Bách khoa lan tỏa lối sống xanh

GD&TĐ - Bằng kiến thức đa ngành cùng cách tiếp cận mới, các nghiên cứu khoa học của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội đã hướng đến bảo vệ môi trường.
Sản phẩm quả cam của nhóm nghiên cứu thực hiện.

Phân ure nhả chậm made in Việt Nam

GD&TĐ - Đề tài đã mở ra hướng sử dụng nguồn phụ phẩm, nguyên liệu trong nước để sản xuất phân ure nhả chậm nói riêng và phân bón nhả chậm nói chung.
Robot Valkyrie sẽ trải qua một thử nghiệm mới ở Australia với tư cách là người chăm sóc từ xa. Ảnh: NASA

Ra mắt robot thế hệ mới

GD&TĐ - Công ty khởi nghiệp về robot Apptronik (Mỹ) đang triển khai dự án robot xử lý những công việc 'buồn tẻ, bẩn thỉu và nguy hiểm' thay con người.