Gần 30.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị lực lượng chức năng xử lý

GD&TĐ - Hai tháng ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu xuân 2022, CSGT đã xử lý gần 30.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hai tháng ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu xuân 2022, CSGT đã xử lý gần 30.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Hai tháng ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu xuân 2022, CSGT đã xử lý gần 30.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Ngày 17/2, Cục CSGT cho biết sau 2 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần và các lễ hội đầu xuân năm 2022 (từ ngày 15/12/2021 đến hết ngày 14/2/2022), cả nước đã xảy ra 1.974 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.185 người, bị thương 1.260 người.

So sánh với 2 tháng liền kề trước đó giảm 548 vụ, giảm 34 người chết, giảm 537 người bị thương. So sánh với cùng kỳ cao điểm Tết 2021, giảm 539 vụ, giảm 84 người chết, giảm 563 người bị thương.

Trong đó, riêng trên các tuyến đường bộ đã xảy ra 1.953 vụ tai nạn, làm 1.172 người thiệt mạng, làm 1.255 người bị thương cùng với đó là rất nhiều phương tiện bị hư hỏng.

So với 2 tháng trước liền kề giảm 549 vụ, giảm 37 người chết, giảm 539 người bị thương. So với 2 tháng cao điểm Tết 2021 giảm 534 vụ, giảm 77 người chết, giảm 564 người bị thương.

Trên các tuyến đường sắt xảy ra 14 vụ tai nạn giao thông khiến 9 người chết và 4 người bị thương. Trên các tuyến đường thủy nội địa xảy ra 7 vụ làm chết 4 người, bị thương 1 người.

Đối với công tác tuần tra kiểm soát, trong 2 tháng cao điểm vừa qua, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 414.822 trường hợp vi phạm giao thông, tước 37.243 GPLX và chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ 71.243 phương tiện. Qua đó nộp về Kho bạc Nhà nước số tiền là 460 tỷ 719 triệu đồng.

Trong đó, riêng trên tuyến đường bộ, lực lượng CSGT đã xử phạt 403.431 trường hợp; tước 36.994 GPLX; tạm giữ 71.215 phương tiện, nộp Kho bạc nhà nước hơn 445 tỷ đồng. Trong các lỗi vi phạm giao thông, có không ít vi phạm liên quan đến nồng độ cồn bị phát hiện với số liệu lên tới 26.994 trường hợp. Ngoài ra có tới 225 trường hợp liên quan đến ma túy cũng được lực lượng CSGT cả nước phát hiện trong quá trình làm nhiệm vụ.

Các lỗi vi phạm khác như lạng lách đánh võng là 294 trường hợp; sai làn đường 11.718 trường hợp; tránh vượt sai quy định 3.900 trường hợp; dừng đỗ 32.261 trường hợp; vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm 83.989 trường hợp; chở quá tải 4.662 trường hợp; quá tốc độ 38.472 trường hợp; chở quá số người quy định 4.302 trường hợp; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, hiệu lệnh và người hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông 9.236 trường hợp….

Lực lượng CSGT đường sắt qua công tác tuần tra kiểm soát đã xử lý 706 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; trong đó vi phạm nồng độ cồn 10 trường hợp, phạt tiền 364 triệu đồng.

Lực lượng Cảnh sát đường thủy toàn quốc đã xử lý 10.685 trường hợp, phạt tiền hơn 15 tỷ đồng

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.