F0 đầu tiên tại Hà Nội được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã xuất viện

GD&TĐ - Sáng ngày hôm nay (17/9) bệnh nhân nam 48 tuổi rơi vào tình trạng nguy kịch do mắc Covid-19 đã được các y, bác sĩ Bệnh viện Thanh Nhàn can thiệp ECMO thành công, đã được xuất viện sau 50 ngày.

Bệnh nhân nguy kịch do mắc Covid-19 phải can thiệp bằng ECMO đã xuất viện trong ngày hôm nay.
Bệnh nhân nguy kịch do mắc Covid-19 phải can thiệp bằng ECMO đã xuất viện trong ngày hôm nay.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Phó Giám đốc, Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện tuyến cuối được Hà Nội chỉ định điều trị bệnh nhân Covid-19. Hầu hết ca nằm tại đây nặng, nguy kịch, có nhiều bệnh lý nền và đã có rất nhiều trường hợp nặng, nguy kịch được cứu sống. Hiện tại, Bệnh viện Thanh Nhàn đã và đang điều trị cho hơn 600 F0.

Hiện bệnh viện có một dàn máy can thiệp ECMO và đây là trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được quyết định can thiệp tim phổi nhân tạo. Trong quá trình triển khai, Bệnh viện Thanh Nhàn đã nhận được sự tư vấn về chuyên môn rất sát sao của các chuyên gia đầu ngành tại tuyến Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. 

Ca ECMO đầu tiên của Hà Nội được can thiệp thành công
Ca ECMO đầu tiên của Hà Nội được can thiệp thành công
Sau gần 50 ngày nằm viện, anh Hoàng Văn Ngọc đã khỏe mạnh, có kết quả xét nghiệm âm tính và được ra viện hôm nay (17/9). Anh gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ trong lúc anh tuyệt vọng nhất đã động viên anh về mặt tinh thần và đã kiên trì cứu sống anh.
Sau gần 50 ngày nằm viện, anh Hoàng Văn Ngọc đã khỏe mạnh, có kết quả xét nghiệm âm tính và được ra viện hôm nay (17/9). Anh gửi lời cảm ơn tới các y, bác sĩ trong lúc anh tuyệt vọng nhất đã động viên anh về mặt tinh thần và đã kiên trì cứu sống anh.
Dù hiện tại sức khỏe chưa hồi phục, chân còn yếu do nằm nhiều ngày và tinh thần còn chưa tỉnh táo sau can thiệp ECMO, anh Ngọc cho biết, anh biết quý trọng sức khỏe hơn trước, sẽ dành nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình.
Dù hiện tại sức khỏe chưa hồi phục, chân còn yếu do nằm nhiều ngày và tinh thần còn chưa tỉnh táo sau can thiệp ECMO, anh Ngọc cho biết, anh biết quý trọng sức khỏe hơn trước, sẽ dành nhiều thời gian chăm sóc cho bản thân và gia đình. 

ThS, BS Lê Văn Dẫn, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, không có bệnh lý nền. Khi được chuyển từ tuyến dưới lên, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng nguy kịch. 

"Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp như lọc máu hấp thụ, thở ô-xy dòng cao. Tình trạng bệnh nhân diễn biến rất nhanh, tổn thương phổi nặng, suy hô hấp", bác sĩ Dẫn cho biết. 

Thời khắc quyết định can thiệp ECMO ngay trong đêm 8/8 là khi bệnh nhân gần như ngừng tim, chỉ số SpO2 dưới 55%, mạch có biểu hiện chậm. Đặc biệt chỉ số huyết áp không đo được. Các bác sĩ phải nhanh chóng dùng các loại thuốc vận mạch, đặt ống nội khí quản sớm và quyết định chạy ECMO coi như biện pháp cuối cùng với hy vọng cứu sống người bệnh. 

F0 đầu tiên tại Hà Nội được can thiệp ECMO tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã xuất viện ảnh 4
3 ngày đầu, tình trạng bệnh nhân vẫn nguy kịch. Các chỉ số về ôxy, huyết động và đặc biệt tình trạng rối loạn đông máu chưa được kiểm soát, phải theo dõi sát sao và điều chỉnh liên tục.
3 ngày đầu, tình trạng bệnh nhân vẫn nguy kịch. Các chỉ số về ôxy, huyết động và đặc biệt tình trạng rối loạn đông máu chưa được kiểm soát, phải theo dõi sát sao và điều chỉnh liên tục.

Trong quá trình can thiệp ECMO, các bác sĩ gặp không ít thách thức do tình trạng ô-xy máu của bệnh nhân liên tục đe dọa và giảm nhanh, luôn phải có bác sĩ điều chỉnh hệ thống máy thở để bảo đảm ô-xy cho quá trình can thiệp ECMO trong 3 tiếng thành công.

3 ngày đầu, tình trạng bệnh nhân vẫn nguy kịch. Các chỉ số về ô-xy, huyết động và đặc biệt tình trạng rối loạn đông máu chưa được kiểm soát, phải theo dõi sát sao và điều chỉnh liên tục. Đến ngày thứ 3, tình trạng của bệnh nhân khả thi hơn khi ô-xy trong máu đã có tín hiệu tăng dần nhưng phổi vẫn bị tổn thương nặng, đông đặc, xơ hóa.

Dần dần, bệnh nhân có sự hồi phục, ô-xy trong máu lên, huyết áp ổn định hơn. Các bác sĩ quyết định dừng an thần để đánh giá ý thức và thấy bệnh nhân đã có cử động tay chân, có tín hiệu đáp ứng được với bác sĩ. Lúc này các bác sĩ mới thở phào vì quyết định can thiệp ECMO đã mang lại cơ hội sống cho bệnh nhân. 

Chúc mừng bệnh nhân trong ngày ra viện, ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, can thiệp tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) là biện pháp cuối cùng để cứu sống người bệnh trong tình trạng suy hô hấp, phổi đông đặc.
Chúc mừng bệnh nhân trong ngày ra viện, ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, can thiệp tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) là biện pháp cuối cùng để cứu sống người bệnh trong tình trạng suy hô hấp, phổi đông đặc. 
Việc bệnh nhân được cứu sống đã tiếp thêm năng lượng cho các y, bác sĩ tiếp tục kiên trì hơn nữa trong điều trị người bệnh Covid-19.
Việc bệnh nhân được cứu sống đã tiếp thêm năng lượng cho các y, bác sĩ tiếp tục kiên trì hơn nữa trong điều trị người bệnh Covid-19. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.