F-35B mới thực sự là tiêm kích lý tưởng cho chiến tranh toàn diện

GD&TĐ - F-35B có khả năng hoạt động độc đáo, cho phép nó được sử dụng từ những địa điểm rất nhỏ.

F-35B mới thực sự là tiêm kích lý tưởng cho chiến tranh toàn diện

Khi nói về máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm, báo chí thường nhắc đến phiên bản dành cho Không quân Mỹ, đồng thời là biến thể xuất khẩu đại trà nhất - F-35A.

Nhưng bên cạnh đó còn có F-35B - loại máy bay STOVL - có khả năng hạ cánh thẳng đứng và cất cánh với quãng đường ngắn 200 mét (140 mét đối với tàu có máy phóng).

Tại Mỹ, F-35B sẽ trở thành máy bay chiến đấu chính của Thủy quân lục chiến, đồng thời là bộ phận chính của lực lượng không quân trên các tàu tấn công đổ bộ đa năng. Anh cũng chọn F-35B cho tàu sân bay lớp Queen Elizabeth, Ý cho tàu sân bay hạng nhẹ Cavour, cuối cùng là Nhật Bản cho tàu Izumo.

Nhưng điều này không có nghĩa F-35B chỉ là tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay. Bởi vì chúng ta đang nói về khả năng triển khai của nó trong những điều kiện rất khắc nghiệt nói chung - từ những đoạn đường cao tốc rất ngắn, ngoài ra đây là máy bay ít phải bảo trì trong điều kiện thường xuyên di chuyển.

Tiêm kích F-35B được triển khai từ sân bay dã chiến.

Tiêm kích F-35B được triển khai từ sân bay dã chiến.

Tính năng trên của F-35B đã được chứng minh bởi Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào mùa hè năm 2023 tại California, trong cuộc diễn tập Obsidian Iceberg để thực hành một hoạt động chiến đấu viễn chinh, trong đó những chiếc F-35B được bố trí trên các sân bay dã chiến thay vì trên tàu.

Mặc dù đây giống một cuộc tập trận chiến thuật trên mặt trận Thái Bình Dương với mạng lưới các đảo nhỏ, nhưng về cơ bản đây là điều mà bất kỳ lực lượng không quân nào cũng có thể phải đối mặt, trong một trận chiến trên bộ cổ điển.

Lý do là bởi vì việc phát triển hơn nữa vũ khí tên lửa tầm xa với việc thu nhỏ chúng có thể dẫn đến việc biến những căn cứ không quân lớn thành nơi tấn công có chọn lọc.

Tất nhiên những hoạt động như vậy không chỉ đòi hỏi khả năng cất cánh và hạ cánh từ những địa điểm nhỏ của F-35B, mà còn cả khả năng triển khai nhanh chóng toàn bộ cơ sở hạ tầng, mặc dù cực kỳ hạn chế có mặt tại đó.

Máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey được huy động đảm bảo hậu cần cho F-35B.

Máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey được huy động đảm bảo hậu cần cho F-35B.

Và để làm được điều này, Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng máy bay cánh quạt lật V-22 Osprey. Họ đưa tất cả các thiết bị, đạn dược và nhiên liệu cần thiết tới sân bay dã chiến để phục vụ F-35B.

Từ khía cạnh bổ sung, việc đảm bảo sự "sạch sẽ" của sân bay cũng cần có các giải pháp khá cụ thể. Nhưng chính nhờ khả năng và đặc điểm hậu cần nói trên của F-35B mà việc cơ động đặc biệt trong hoạt động của bộ phận hàng không sẽ được đảm bảo.

Nhưng cho đến nay, chỉ một quốc gia nước ngoài quyết định chọn F-35B không dành cho Thủy quân lục chiến hay Hải quân - Singapore. Ngoài 8 chiếc F-35A, nước này mua thêm 12 tiêm kích phiên bản F-35B.

Singapore thậm chí còn không có kế hoạch về một con tàu có thể tiếp nhận F-35B, và mục tiêu chính của họ là đảm bảo khả năng vận hành hàng không trong điều kiện xảy ra một cuộc tấn công vào các căn cứ không quân.

Nguyên nhân này cũng được hiểu là chi phí mỗi giờ bay và bản thân giá thành của F-35B cũng cao hơn. Bởi ngoài hệ thống đặc biệt với khả năng quay của vòi phun động cơ, chiếc tiêm kích còn có một động cơ nâng ngay phía sau cabin phi công, được kết nối với động cơ chính bằng hệ thống bánh răng.

Tiêm kích F-35B trong cuộc tập trận Obsidian Iceberg.

Theo Defense Express

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ