Saudi Arabia đạt được thành công lịch sử thoát lời nguyền tài nguyên

GD&TĐ - Chính quyền Saudi Arabia đã thực hiện nhiều bước đi nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc quá lớn vào dầu mỏ và kết quả mang lại rất tích cực.

Saudi Arabia đạt được thành công lịch sử thoát lời nguyền tài nguyên

Trong nhiều thập kỷ, Saudi Arabia được coi là quốc gia đứng đầu trên thực tế của Tổ chức OPEC, phản ánh sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ.

Tuy nhiên dự án Tầm nhìn 2030 đầy tham vọng của vương quốc Trung Đông giờ đây dường như đã đơm hoa kết trái và Riyadh không cảm thấy bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu dầu thô như nhiều người lo ngại.

Theo tờ OilPrice, Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia báo cáo rằng doanh thu phi dầu mỏ đã đạt 50% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của vương quốc vào năm 2023, mức cao nhất từ ​​​​trước đến nay.

Nền kinh tế phi dầu mỏ của đất nước hiện được định giá khoảng 1,7 nghìn tỷ SAR (khoảng 453 tỷ USD) theo tỷ giá cố định.

Năm ngoái, đầu tư của khu vực tư nhân tại vương quốc đã tăng 57%, đạt mức cao kỷ lục 959 tỷ SAR (254 tỷ USD).

Sự thịnh vượng của Saudi Arabia sẽ từng bước không còn phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ.

Sự thịnh vượng của Saudi Arabia sẽ từng bước không còn phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ.

Nhìn chung dữ liệu này có nghĩa là sự đa dạng hóa của nền kinh tế, được nêu trong dự án Tầm nhìn 2030 đã bắt đầu mang lại kết quả.

Lần đầu tiên trong lịch sử, một quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ đạt được thành công trong việc giảm phụ thuộc nguồn thu từ nguyên liệu thô.

Trọng tâm đầu tư của Saudi Arabia chính là các nguồn năng lượng tái tạo và hydro sạch, du lịch cũng như cuộc cách mạng công nghệ thông qua những thay đổi mạnh mẽ trong giáo dục trung học và đại học.

Lĩnh vực sản xuất cũng đang trong quá trình tái cơ cấu. Ngành công nghiệp dầu mỏ không hề lụi tàn, chỉ là nó không còn được xem như ưu tiên hàng đầu và đang bị thay thế bởi các xu hướng tương lai.

Riyadh thậm chí đã hy sinh mức tăng trưởng GDP chỉ 1% vào năm ngoái nhưng đã đạt được tiến bộ trong việc thực hiện chương trình đầy tham vọng của mình.

Giới chuyên gia giải thích, bước đi táo bạo này có thể là một ví dụ cho các nền kinh tế khác phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa học tập.

Trường hợp Riyadh nên được xem như một hướng dẫn nhằm đa dạng hóa hiệu quả để thích ứng với các điều kiện tồn tại đang thay đổi nhanh chóng.

Saudi Arabia là một trong những quốc gia được mời gọi gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi - BRICS.

Theo OilPrice

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Bình dân học vụ số

GD&TĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.