Financial Times đưa tin, các nước EU đang dự tính các phương án mới nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt Nga. Trong số đó, EU sẽ cấm một số hoạt động giao dịch sang các nước giúp đỡ Nga tái xuất khẩu hàng hóa.
Tờ báo dẫn một số nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận từ giới chức EU cho biết, một số quốc gia đã giúp đỡ Nga bằng cách nhập khẩu một số hàng hóa mà EU cấm. Do đó, EU đang tìm cách để "bịt các lỗ hổng trừng phạt" này.
Một cơ chế pháp lý sẽ cho phép Brussels xác định các sản phẩm bị trừng phạt đến Nga thông qua các bên thứ ba và các quốc gia bán lại chúng.
Ủy ban châu Âu sau đó sẽ đưa ra cảnh báo chính thức cho các quốc gia này. Nếu những điều đó không được chú ý và tái phạm, Brussels sau đó sẽ thêm tên của các sản phẩm và quốc gia thứ ba này vào các biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
Các nguồn tin trong cuộc thảo luận khẳng định biện pháp cấm xuất khẩu này có thể nằm trong gói trừng phạt lần thứ 11 mà EU đang dự kiến áp đặt lên Nga.
Dẫu vậy, mối lo ngại từ một số quốc gia EU về việc mối quan hệ thương mại từ các quốc gia EU với các nước thứ ba giúp đỡ Nga. Không chỉ mối quan hệ bị giảm sút nghiêm trọng mà còn có tác động dây chuyển trên quy mô lớn. Ngoài ra, việc áp đặt các cơ chế pháp lý nói trên có thể còn vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu.
Một quan chức nói với FT: "Các biện pháp mới sẽ dẫn đến khá nhiều cuộc thảo luận ở EU về việc liệu chính các nước châu Âu có cảm thấy thoải mái để áp đặt vòng trừng phạt Nga thứ 11 theo cách đó hay không.
Làm thế nào để can thiệp vào hoạt động giao dịch thương mại quốc tế của một quốc gia khác? Làm cách nào để yêu cầu họ hoạt động theo cách mà bạn muốn? Sẽ phải rất cẩn thận khi sử dụng củ cà rốt và cây gậy!"
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định tại Hội đồng Lập pháp Nga cho rằng, Moscow đang phải chịu "sự xâm lược kinh tế" một cách tập thể từ phương Tây.
“Các đối tác của chúng tôi, hay có thể nói, đã là đối tác cũ, đang phá hủy khuôn khổ pháp lý và các kênh liên lạc một cách điên cuồng, cố gắng áp đặt quan điểm và cái gọi là quy tắc của họ lên mọi người.
Chúng tôi sẽ không bò dưới vỏ bọc với họ. Nhưng chúng tôi cũng sẽ không tuân theo quy tắc của họ" - ông Putin khẳng định.
Tổng thống Putin nhấn mạnh, Nga không muốn rơi vào tình trạng “tự cô lập” và vẫn sẵn sàng hợp tác công bằng với “các quốc gia thân thiện”.
Ông nói: "Chúng tôi sẽ mở rộng quan hệ đối tác thực dụng, bình đẳng, cùng có lợi, độc quyền với các nước thân thiện ở Âu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh”.
Ông lưu ý rằng Nga có "nhiều người cùng chí hướng" ở các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ.
“Tuy nhiên, giới tinh hoa sẽ cư xử khác nhau. Nhưng bạn và tôi đều biết rằng giới tinh hoa của những quốc gia này không phải lúc nào cũng theo đuổi một chính sách nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân của họ. Điều này sẽ ám ảnh họ” - Tổng thống Nga cảnh báo.