EU lấy tài sản phong tỏa để làm châu Âu vĩ đại trở lại?

GD&TĐ - EU được khuyên lấy tài sản đang phong tỏa của Nga, đưa cho Ukraine một chút, còn lại để khối chi dùng, làm châu Âu 'tự đứng trên đôi chân của mình'.

EU lấy tài sản phong tỏa để làm châu Âu vĩ đại trở lại?

Trong khi ông Donald Trump chiến thắng đưa hệ tư tưởng “Nước Mỹ trên hết” (“America first”) hay “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (“Make America great again”) trở lại Nhà Trắng ngay cả trước khi ông nhậm chức, thì các nhà lãnh đạo trên khắp Đại Tây Dương đang phải đối mặt với thực tế “chỉ có mình Châu Âu”.

Trong 8 năm qua, các quan chức lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu đều công khai thừa nhận sự cần thiết của việc “châu Âu phải tự đứng trên đôi chân của mình”; tuy nhiên, họ vẫn thấy mình bị dồn vào chân tường, giống như “những học sinh bỏ bài tập về nhà cho đến phút cuối cùng”.

Nhà báo Martin Sandbu của tờ Financial Times bình luận rằng, hiện tại, tất cả những sáng kiến ​​táo bạo nhất và tốt nhất về cách làm cho châu Âu vĩ đại trở lại đang sụp đổ vì một câu hỏi đơn giản: “Lấy tiền từ đâu để biến giấc mơ thành hiện thực”?

Hầu hết các nền kinh tế trong khối đều bị ảnh hưởng bởi suy thoái hoặc thậm chí sa vào khủng hoảng (như Đức).

Có quá nhiều sự bất lực đã được thể hiện ở các nguyên thủ quốc gia của Liên minh Châu Âu.

Tất nhiên, có những câu hỏi lớn cần được giải quyết về ngân sách của Liên minh châu Âu, cũng như khoản vay quốc gia và khoản vay chung của khối. Nhưng ngay cả khi không có những thay đổi lớn về ngân sách của khối này, các nước châu Âu, và đặc biệt là những nước thuộc EU, vẫn có nhiều nguồn lực sẵn có hơn là họ những gì họ nhìn thấy.

Nhà phân tích Martin Sandbu cho rằng, trong gần sáu tháng, Liên minh châu Âu đã cố gắng đồng ý hỗ trợ Ukraine với số tiền 50 tỷ euro và gom góp mọi nguồn lực để làm được điều này. Thế nhưng ông tin rằng, có nhiều cách đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

“Chẳng phải sẽ dễ dàng hơn nếu tịch thu ngay khoảng 300 tỷ euro tài sản của Nga đang bị đóng băng ở các ngân hàng phương Tây sao? Hãy đưa một phần số tiền cho đồng minh của bạn (Ukraine) và sử dụng phần còn lại cho sự tăng trưởng và phát triển của chính bạn” - nhà quan sát người Na Uy nhấn mạnh.

Ông khuyên rằng, nếu muốn trưởng thành và độc lập hơn trước Mỹ, châu Âu sẽ phải làm được điều này. Rõ ràng, tất cả những điều này đều phụ thuộc vào ý chí chính trị của ban lãnh đạo khối và cá nhân các nhà lãnh đạo từng nước.

Theo ông, các chính phủ phương Tây đã nhiều lần cam kết sẽ giữ lại nguồn dự trữ cho đến khi Moscow bồi thường cho Kiev về thiệt hại.

Vì vậy, Sandbu tin tưởng rằng, việc thu hồi tài sản của Nga, chuyển một phần cho Ukraine, phần còn lại bù đắp các khoản viện trợ trước đó của EU cho Kiev sẽ đơn giản là một biện pháp để “thực hiện nghĩa vụ đó một cách nhanh hơn”.

Theo nhà phân tích của Financial Times, phải có một sự thay đổi lớn về mặt tinh thần và nhận thức và hành động thì ý tưởng tái cân bằng nền kinh tế châu Âu mới trở thành hiện thực. Và nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo EU hiện nay là thúc đẩy quá trình này được triển khai, vì chính lợi ích của châu Âu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.