Edison và chiếc máy “trò chuyện với linh hồn”

Edison và chiếc máy “trò chuyện với linh hồn”

Mặc dù những gì người ta biết về chiếc máy này còn quá ít ỏi nhưng ý tưởng của ông vẫn được đánh giá cao.

“Chế tạo” hay “Nghĩ đến”?

“Tôi đã dành thời gian chế tạo một cỗ máy để xem liệu những cá nhân đã rời bỏ cõi đời này có thể truyền thông điệp với chúng ta hay không”. Đây là những lời nói của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison trong cuộc phỏng vấn vào tháng 10/1929, do tờ The American Magazine thực hiện.

Edison sinh năm 1847, được xem là nhà phát minh lỗi lạc vào thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp đang ở đỉnh cao, con người đã làm chủ máy móc. Ông là một trong những nhà khoa học có nhiều phát minh nhất lịch sử. Những thiết bị do ông chế tạo góp phần to lớn giúp con người thay đổi cách sống, đáng kể là bóng đèn điện, máy quay phim, máy chiếu và máy hát.

Tuy nhiên, có một thiết bị mà Edison từng thừa nhận “chế tạo” hay “nghĩ đến” được mọi người bàn tán nhiều là chiếc máy “trò chuyện với linh hồn”. Chuyện này chưa bao giờ được công bố chính thức nhưng trong giới siêu linh đã tin rằng, thực sự đã tạo ra một thiết bị như vậy. Thiết bị này đã thất lạc ở một nơi nào đó, không còn nguyên mẫu hoặc sơ đồ để lại.

Ngoài cuộc phỏng vấn đăng trên tờ The American Magazine, cùng tháng và năm đó, cũng có phát biểu trên tờ Scientific American. Cũng với chủ đề “máy trò chuyện với ma”, tờ báo này đăng lời ông: “Tôi đã dành thời gian nghĩ đến một cỗ máy hay thiết bị có thể được hoạt động bởi những người đã đến với đời sống khác hoặc thiên thể khác”.

Trong hai cuộc phỏng vấn được thực hiện gần như cùng thời điểm, có hai trích dẫn tương tự, nhưng một thì Edison nói đã “chế tạo” thiết bị, và một, ông cho biết chỉ đơn thuần “nghĩ đến” nó.

Do không có bằng chứng đã làm ra hoặc thiết kế, người ta đi đến kết luận, chiếc máy này chỉ là một ý tưởng không thành hiện thực. Nhưng có một điều chắc chắn qua phát biểu trên hai tờ báo, thực sự có mối quan tâm đến lĩnh vực siêu linh. Vào thời điểm trên, cùng với dòng thác cách mạng công nghệ cuộn chảy về phía trước, thế giới phương Tây cũng đón chào một phong trào với loại hình khác, đó là thuyết Duy linh. Hai lĩnh vực này rõ ràng có sự trái ngược nhau, một đằng phát triển triết học, logic, khoa học, cơ học mang tính thực dụng, đằng khác thì chú trọng về mặt tinh thần, tâm linh.

Ý tưởng không thành hiện thực?

Edison và chiếc máy “trò chuyện với linh hồn” ảnh 1
Trên tờ Modern Mechanix tháng 10/1933 có bài viết về chiếc máy bí ẩn của Edison. 

Như vậy, tại sao là nhà khoa học với những sáng chế dựa trên thực tiễn nhưng lại quan tâm đến lĩnh vực thuộc thế giới bên kia? Một số người giải thích rằng, do trong giới ngoại cảm thời đó lan truyền việc họ có thể truyền thông với người chết nên nảy ra ý tưởng dùng phương tiện khoa học để làm việc này, thay vì thông qua ông đồng bà cốt.

“Tôi không cho rằng những người trên trái đất khi qua đời sẽ đi đến đời sống khác hay tinh cầu khác”, ông nói với Scientific American, “Bởi vì tôi không biết gì về chủ đề trên. Và cũng không có người nào biết cả. Nhưng theo tôi, có thể làm ra một thiết bị để nếu có những thực thể thuộc đời sống khác hoặc tinh cầu khác muốn tiếp xúc với chúng ta. Họ có cơ hội tốt hơn để bày tỏ với nhau, thay vì qua cầu cơ, con lắc, gọi hồn và thông qua các đồng cốt, cùng những phương pháp thô sơ khác. Tôi tin rằng, nếu thực sự có những tiến bộ trong nghiên cứu về tâm linh, chúng ta sẽ thực hiện nó với thiết bị khoa học, theo phương thức khoa học, cũng như chúng ta từng làm trong y học, điện, hóa học và các lĩnh vực đời sống khác”.

Edison tiết lộ rất ít chi tiết về thiết bị mà ông dự định chế tạo. Điều này cũng dễ hiểu vì ông không muốn những đối thủ tiềm tàng biết nhiều về phát minh của mình, hoặc ông thực sự không có nhiều ý tưởng vững chắc. Ông ví việc vận hành cỗ máy giống như xoay chiếc van để khởi động một turbine hơi nước khổng lồ. Theo cách tương tự, tiếng thì thầm tối thiểu từ một linh hồn có thể tác động đến van với độ nhạy cao, rồi được phóng đại lên nhiều lần.

Từ những chi tiết nêu trên, có thể xác định đã hình thành trong đầu một công cụ săn ma. Ông cho biết, một trong những nhân viên của ông đang làm việc với thiết bị trên chẳng may qua đời, và nếu phát minh này thành công, “ông ta phải là người đầu tiên sử dụng nó…”.

Nhưng chẳng có bằng chứng nào về sự hoạt động của máy, từ đó nhiều người nêu giả thuyết rằng nó đã được chế tạo nhưng không vận hành được nên đã phá hủy nó và tiêu hủy những giấy tờ có liên quan. Theo đó, sau khi đã hoàn thành nguyên mẫu chiếc máy, ông đã mời các nhà ngoại cảm đến nhờ gọi những hồn ma về để ông xác định họ qua thiết bị của mình. Tuy nhiên, không có gì xảy ra cả. Điều này dấy lên sự nghi ngờ, có phải Edison đã cộng tác với những nhà ngoại cảm “rởm” hay thiết bị của ông chưa hoàn chỉnh, hoặc hồn ma không thực sự tồn tại?

Đến lúc qua đời, 18/10/1931, Thomas Edison đã sở hữu một kỷ lục đáng nể về sáng chế, với 1.093 bằng phát minh, trong đó có 389 về bóng đèn điện và năng lượng, 195 về máy hát, 150 về điện báo, 141 về pin và 34 về điện thoại…  

Qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí, không tán thành các quan niệm truyền thống về sự sống sau khi chết. Ông tin rằng, cuộc sống rất bền vững, không thể bị hủy diệt và “cơ thể của chúng ta bao gồm vô số thực thể nhỏ, mỗi thực thể là một đơn vị của sự sống. Linh hồn cũng giống như cơ thể con người, có dạng vật chất gồm những thực thể siêu nhỏ, tương tự khái niệm hạt nguyên tử ngày nay. 

Ông nhận định, những thực thể này tồn tại sau khi người ta chết đi. Đó là phần còn lại của linh hồn gồm những ký ức và suy nghĩ riêng rẽ. Nếu các hạt nhỏ này tồn tại, chúng có thể tập hợp lại trong không trung, được khuếch đại nhờ thiết bị tinh vi có độ nhạy cao, giống như cách khuếch đại âm thanh và thu vào máy quay đĩa.

Cho dù sự thực về chiếc máy này như thế nào, ý tưởng của vẫn được giới khoa học trân trọng và tiếp tục nghiên cứu.

Theo Liveabout

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ