Duy trì hoạt động Công đoàn giáo dục cơ sở để bảo đảm quyền, lợi ích nhà giáo

GD&TĐ - Từ năm 2017, Công đoàn giáo dục cấp huyện không còn hoạt động. Làm thế nào để tiếp tục duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn cơ sở trường học đã từng là niềm trăn trở của nhiều nhà giáo, người lao động.

Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai (Hà Nội) trao hỗ trợ cho giáo viên các trường mầm non ngoài công lập
Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai (Hà Nội) trao hỗ trợ cho giáo viên các trường mầm non ngoài công lập

Duy trì hiệu quả của tổ chức công đoàn cơ sở trường học

Bà Phạm Đàm Thục Hạnh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: Thực hiện Hướng dẫn số 704/HD-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ năm 2017, hệ thống Công đoàn giáo dục cấp huyện không còn hoạt động. Công đoàn cơ sở trường học được về trực thuộc sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động cấp huyện.

Tại thời điểm đó chúng tôi rất trăn trở: làm thế nào để duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở trường học như mong muốn, tập hợp và thu hút đội ngũ nhà giáo tham gia tích cực hoạt động công đoàn, đảm bảo được tính đặc thù nghề nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

"Giải pháp quan trọng nhất mà chúng tôi xác định để giải quyết được trăn trở đó là có quy chế phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa lãnh đạo Phòng GD&ĐT và Ban Thường vụ LĐLĐ Quận, gắn hoạt động Công đoàn cơ sở trường học với thực hiện nhiệm vụ năm học của trường học và các chủ trương đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT"- bà Hạnh cho biết.

Ngay từ năm 2017, Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã bố trí 1 đồng chí lãnh đạo Phòng tham gia Ban Thường vụ LĐLĐ Quận để thực hiện việc tham mưu cho Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Quận trong chỉ đạo hoạt động công đoàn Khối trường học.

Trên cơ sở Chương trình phối hợp, hàng năm Phòng GD&ĐT đã phối hợp với LĐLĐ quận ký kết các kế hoạch liên tịch phối hợp công tác giữa Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động quận; xây dựng, ký kết các kế hoạch liên tịch để cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm trong tổ chức, triển khai.

Phòng GD&ĐT và LĐLĐ quận đã đẩy mạnh các cuộc vận động xây dựng “Nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực - học sinh thanh lịch”, Nhà trường “xanh - sạch - đẹp - an toàn”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; các phong trào đua yêu nước trong cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các nhà trường.

Với tinh thần chủ động, tích cực triển khai Chương trình phối hợp công tác, Phòng GD&ĐT và LĐLĐ quận thường xuyên trao đổi thống nhất kế hoạch, thời gian trước khi tổ chức các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để tránh sự chỉ đạo chồng chéo giữa hai cơ quan quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của ngành cũng như của tổ chức Công đoàn.

Chính vì vậy, việc tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động và hoạt động trọng tâm của ngành GD&ĐT quận và của LĐLĐ Quận luôn được phối hợp chặt chẽ; được tổ chức với các nội dung thiết thực, thu hút được đông đảo cán bộ giáo viên, công đoàn viên tham gia và đạt nhiều kết quả ấn tượng.

Công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở được chú trọng với nhiều cách làm mới, trong đó tập trung vào khu vực các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Số lượng đoàn viên tăng khá nhanh trong các năm gần đây. Trong giai đoạn 2017-2021, đã phát triển thêm 22 công đoàn cơ sở tại các trường công lập và ngoài công lập mới thành lập, tăng 1.802 đoàn viên.

Nhiều nhà giáo, người lao động được nhận hỗ trợ từ các tổ chức công đoàn giáo dục.
Nhiều nhà giáo, người lao động được nhận hỗ trợ từ các tổ chức công đoàn giáo dục.

Tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nhà giáo, người lao động

Đánh giá cao công tác phối hợp giữa Phòng GD&ĐT quận và LĐLĐ quận trong công tác duy trì hiệu quả hệ thống công đoàn giáo dục cơ sở, bà Bùi Thị Ngọc Thủy- Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàng Mai cho biết: Trong các năm học vừa qua, việc phối hợp công tác giữa hai đơn vị nhằm thực hiện các nhiệm vụ năm học và các hoạt động theo chuyên đề đều đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Năm học 2021-2022 là năm học thứ hai chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các tổ chức công đoàn cơ sở giáo dục đã có những bước chuyển biến toàn diện, phát triển đều khắp ở các cấp học, nhà trường, loại hình giáo dục.

Phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề "Toàn ngành giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022" đã được phòng GD&ĐT triển khai sâu rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục. Các nhà trường đã vượt qua khó khăn, tiếp tục thực hiện đổi mới, nỗ lực thực hiện thành công mục tiêu kép: Vừa phòng chống dịch vừa tổ chức dạy tốt, học tốt.

Ngoài ra, trong 2 năm học vừa qua, Liên đoàn lao động Quận đã phối hợp với Quỹ trợ vốn Liên đoàn lao động Thành phố giải ngân vốn vay cho 200 công đoàn viên tại 14 công đoàn cơ sở  được tham gia vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống, với tổng số tiền đã giải ngân là 6 tỷ 90 triệu đồng.

Phòng GD&ĐT đã đồng hành cùng LĐLĐ Quận có nhiều giải pháp sáng tạo để động viên cán bộ, giáo viên, học sinh các trường học duy trì việc dạy và học trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đã kịp thời thực hiện các chương trình hỗ trợ cho cán bộ, nhà giáo, học sinh bằng nhiều hình thức linh hoạt, thiết thực, phù hợp.

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 (tính từ ngày 27/4 đến nay) đã trao 824 suất quà trị giá trên 200 triệu đồng nhằm hỗ trợ cán bộ giáo viên, đoàn viên gặp khó khăn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid-19; trợ cấp khó khăn đột xuất cho 50 cán bộ giáo viên, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, với tổng trị giá 60 triệu đồng.

Phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái”,  các hoạt động xã hội, từ thiện được phòng GD&ĐT – LĐLĐ Quận triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Trong năm học 2020-2021, đã quyên góp hỗ trợ được số tiền 110 triệu đồng “Hỗ trợ Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”.
Cấp học Mầm non quận Hoàng Mai tham gia cùng Cấp học mầm non Hà Nội ủng hộ 10 triệu đồng cho 02 giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Mỹ Đức và Ba Vì. Tham gia ủng hộ quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”, Quỹ nhân đạo, Quỹ phòng chống dịch Covid-19... với số tiền 2 tỷ 508 triệu đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...