Đừng tưởng là chuyện nhỏ…

Đừng tưởng là chuyện nhỏ…

Như lẽ thường, việc đề xuất, đưa vào dự thảo luật những chính sách mới là có căn cứ, đặc biệt là việc chiếu theo luật lệ quốc tế, căn cứ vào sự biến đổi của điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa… Thế nhưng, phải nhìn nhận khách quan, công tâm rằng, cho dù là tiến bộ, hiện đại, hiệu quả nhất đi nữa, thì luật pháp, chính sách của quốc gia này cũng không thể áp dụng một cách toàn vẹn vào một quốc gia khác, bởi những điều kiện khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Trở lại với việc đề xuất 17 hạng bằng lái xe gây tranh luận hiện nay, không ít chuyên gia còn quả quyết rằng, đó là việc không cần thiết, chỉ khiến tình hình "rối" thêm, gây phức tạp, tốn kém cho người dân, xã hội. Đơn cử như việc người dân đang có bằng lái ô tô B1, nay lại phải đổi (vì họ muốn thực hiện ngay chứ không chờ đến khi hết hạn), bởi hạng bằng này sẽ chỉ sử dụng cho xe… ba bánh, nếu Dự thảo Luật được thông qua. Và khi buộc phải đổi bằng, người dân sẽ tốn kém thời gian, và cả tiền bạc một cách không cần thiết.

Hay như việc cấp bằng lái hạng A0 cho xe dưới 50cc và xe điện cũng khó tiên liệu được các phức tạp, rắc rối phát sinh. Đó không chỉ là việc học sinh buộc phải học, thi lấy bằng lái, ảnh hưởng đến việc học, gây tốn kém, phiền hà cho nhiều gia đình và chính bản thân học sinh, thậm chí có thể xuất hiện tình trạng tiêu cực khi việc mua bán bằng lái xe. Điều này là có thể, bởi đến bằng lái xe ô tô còn được làm giả, còn được mua bán, và không ít vụ đã bị triệt phá, lôi ra ánh sáng.

Cũng như nhiều chuyên gia, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội - bày tỏ rằng, việc chia nhỏ các loại bằng lái xe là không cần thiết, vì gây khó nhận biết cho người dân và dẫn đến nhiều thắc mắc không đáng có. Luật cần dễ hiểu với số đông người dân thì mới dễ thực thi...

Thực tế, việc chiếu theo các tiêu chuẩn, Công ước quốc tế là cần thiết, nhưng cần phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, mức sống… của người dân. Những sửa đổi tưởng chừng rất nhỏ trong chính sách, pháp luật, không riêng gì việc bật đèn xe máy, ô tô vào ban ngày, nhưng thực ra có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng khắp đến xã hội, bởi người dân là đối tượng chịu tác động chính. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, trước khi dự thảo chính sách, luật pháp cần thiết phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học, sát hợp với tình hình mọi mặt đất nước, người dân mình để tránh có những đề xuất thiếu hợp lý, thậm chí vô duyên, bừa bãi… gây tranh cãi. Bởi đó là những chuyện nhỏ với những nhà làm chính sách, nhưng lại có tác động lớn, tiêu cực đối với đa số người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ