Dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn khả năng xâm hại tình dục trẻ em

Dùng trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn khả năng xâm hại tình dục trẻ em

Ngày 13/1, tại Hà Nội, Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” đã tổ chức Hội thảo Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng và cơ sở giáo dục.

Chia sẻ thông tin tại hội thảo, Đại tá Phan Mạnh Trường - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) cho biết: Trong 3 năm qua, các lực lượng bảo vệ pháp luật phát hiện hơn 150 vụ việc xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng với số lượng tương ứng đối tượng.

Số lượng này không phải lớn nhưng cũng không phải là con số phản ánh tình hình thực tế trẻ em bị lạm dụng và xâm hại trên môi trường mạng.

Đằng sau những con số này, vấn đề cần ý thức, quan tâm hơn là hậu quả để lại của những vụ việc trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng thậm chí nặng nề hơn nhiều so với việc bị xâm hại trong cuộc sống thực.

Vì một khi những hình ảnh của nạn nhân bị đưa lên mạng thì đó sẽ là “vết tích” lưu lại suốt cuộc đời, không thể can thiệp, tháo gỡ hết. Số nạn nhân không chỉ dừng ở một người bị xâm hại đó mà tất cả những trẻ em xem được những hình ảnh đó cũng chịu hậu quả.

Đại tá Trường dẫn chứng, vụ việc nhóm người Trung Quốc đến Đà Nẵng, thuê nhiều thiếu nữ dưới 16 tuổi quay clip sex, thậm chí live stream cảnh quan hệ tình dục chuyển cho hàng triệu người ở Trung Quốc theo dõi. Chỉ qua một vụ việc, có thể hình dung mức độ ảnh hưởng đến thế nào.

Về giải pháp, đứng từ góc độ cơ quan phòng chống tội phạm, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự cho biết, ông đã từng tham quan một trung tâm ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm trên internet ở Australia, có thể nhận định, hoạt động này rất hiệu quả.

Cơ quan này có thể lọc, ngăn chặn được hàng nghìn trang web độc hại, không chỉ với trẻ em. Từ kinh nghiệm đó, ông Trường gợi ý mô hình những nhóm phản ứng nhanh để phát hiện liên tục, chặn những hướng đối phó với những trang web xấu, độc tại Việt Nam.

Đại tá Phan Mạnh Trường phát biểu tại hội thảo
Đại tá Phan Mạnh Trường phát biểu tại hội thảo

Đại diện Cục Cảnh sát hình sự cũng nêu kinh nghiệm của Mỹ, các cơ quan chức năng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để lọc, kiểm soát những hình ảnh về trẻ em, hình ảnh nhạy cảm được đưa lên mạng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn khả năng xâm hại tình dục trẻ.

Bộ An ninh nội địa Mỹ từng phát hiện một số vụ đồi trụy, dâm ô trẻ em với nghi vấn nạn nhân là người Việt Nam, nguồn phát tin có dải IP xuất phát từ Việt Nam, bối cảnh thể hiện trong những hình ảnh cũng có cơ sử cho rằng sự việc xảy ra ở Việt Nam. Các đồng nghiệp Mỹ đã ngay lập tức gửi những thông tin cho Công an Việt Nam vào cuộc.

Từ thông tin dải IP về nguồn phát tán hình ảnh đồi trụy, Công an Việt Nam đã làm việc với nhà mạng để khoanh vùng khu vực, xác định được clip dâm ô của một người đàn ông với bé gái xuất phát từ TPHCM, gần khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Công an đã nhanh chóng phá vụ án, chặn được tội phạm khi mới dừng ở mức độ dâm ô chứ nếu không, khả năng rất cao cháu bé sẽ bị xâm hại nghiêm trọng hơn. Thủ phạm dâm ô với cháu bé trong trường hợp này sau đó được xác định chính là người anh trai của mẹ nạn nhân.

“Khi biết sự việc thì gia đình rất sốc. Vì nếu không ngăn chặn kịp thời thì 100% sẽ xảy ra hậu quả đến mức quan hệ tình dục chứ những hình ảnh đưa lên mạng mới chỉ dừng lại ở hành vi dâm ô. Những ví dụ này cho thấy, lọc thông tin là một giải pháp rất hữu hiệu, chỉ là chúng ta có quyết tâm làm hay không"- Đại tá Trường cho biết.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.