Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng, chế độ ăn chứa nhiều đường có liên quan đến các loại chất béo không tốt trong cả máu và gan.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Bruce Griffin cho biết: "Việc ăn nhiều đường có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất béo của bạn, đồng thời làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch."
"Ngoài việc được thêm vào calo rỗng, đường khiến cho việc trao đổi chất của gan trở nên phức tạp hơn", bà lưu ý.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu của Griffin theo dõi sức khoẻ gan của một nhóm nam giới trung niên có mức chất béo ở gan quá cao (11 người) hoặc quá thấp (14 người).
Sự dư thừa chất béo trong gan được coi là không lành mạnh, và những người đàn ông có mức độ chất béo cao đã có một tình trạng được gọi là bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn (NAFLD). Theo Hiệp hội sức khỏe gan ở Mỹ, NAFLD gắn liền với chứng béo phì và ảnh hưởng đến một phần tư dân số nước này.
Những người đàn ông này được yêu cầu thực hiện theo một trong hai chế độ ăn kiêng: chế độ ăn nhiều đường, tiêu thụ khoảng 650 calo đường mỗi ngày trong ba tháng; hoặc chế độ ăn ít đường có chứa không quá 140 calo đường mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia mắc NAFLD, theo chế độ ăn nhiều đường đã phát triển sự chuyển hóa chất béo của họ - quá trình này làm cơ thể tiêu tan chất béo trong máu và chuyển hóa thành năng lượng. Những thay đổi này được biết, có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ cao hơn, nhóm nghiên cứu cho biết.
Tuy nhiên, những thay đổi tương tự cũng được ghi nhận trong gan của những người đàn ông khỏe mạnh khác, những người có mức chất béo gan thấp khi bắt đầu nghiên cứu.
Trong nhóm này, nam giới phát triển lượng chất béo trong gan cao hơn sau khi chuyển sang chế độ ăn nhiều đường. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những thay đổi trong quá trình trao đổi chất béo của họ cũng tương tự như những người đàn ông đã mắc NAFLD.
"Các phát hiện của chúng tôi cung cấp bằng chứng mới rằng việc tiêu thụ lượng đường cao có thể làm thay đổi sự trao đổi chất béo của bạn, dẫn đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch", Griffin nói trong một thông cáo báo chí.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, những phát hiện của họ có liên quan đặc biệt kể từ khi tỷ lệ hiện nhiễm NAFLD đang gia tăng ở cả người trẻ tuổi cũng như người lớn tuổi.
Griffin cho biết: Trong khi đa số người trưởng thành không tiêu thụ lượng đường cao quá mức như trong nghiên cứu này, một số trẻ em và thanh thiếu niên có thể đạt được mức đường này bằng cách uống quá nhiều đồ uống có ga và ăn kẹo. "Điều này làm tăng mối quan ngại về sức khoẻ trong tương lai của dân số trẻ, đặc biệt là do tỷ lệ hiện nhiễm NAFLD cao ở trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như sự gia tăng của các triệu chứng của bệnh gan, gây tử vong ở người lớn".
Các nhà nghiên cứu nhận định rằng chế độ ăn chứa quá nhiều đường có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim là một điều không thể lơ là.
“Trong thực tế, tôi nhấn mạnh rằng, ngay cả một thìa đường dư thừa, cũng có thể đặt trái tim bạn vào nguy cơ mắc bệnh.” Tuy nhiên, White nói thêm rằng, không phải lúc nào cũng dễ dàng theo dõi lượng đường bạn tiêu thụ mỗi ngày.
Bà giải thích: "Thật khó để người tiêu dùng đánh giá lượng đường mà họ tiêu thụ, vì nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi bất ngờ. Đường không chỉ tìm thấy trong kẹo, soda và bánh quy, nó còn có trong nước sốt và gia vị, và rất nhiều đồ ăn nhẹ ngon cũng mang đường vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn", White nói, vì vậy "kiểm tra danh sách thành phần của món ăn để cân đối lượng đường là một việc vô cùng quan trọng.”