Đừng lấy con làm “vũ khí” trừng phạt sai lầm của chồng

GD&TĐ - Những ân hận về sự phản bội của chồng khiến cô ấy rắp tâm trả thù bằng cách khiến tôi sẽ “mất hết”.

Những ân hận về sự phản bội của chồng khiến cô ấy rắp tâm trả thù bằng cách khiến tôi sẽ “mất hết” - Ảnh minh họa
Những ân hận về sự phản bội của chồng khiến cô ấy rắp tâm trả thù bằng cách khiến tôi sẽ “mất hết” - Ảnh minh họa

Vợ tôi biết “tài sản” quý giá nhất của chồng chính là hai đứa con. Chỉ cần làm cho chúng đứng về phía cô ấy, coi thường bố là tôi đã phải “trả giá đắt” cho sai lầm của mình. Những ân hận về sự phản bội của chồng khiến cô ấy rắp tâm trả thù bằng cách khiến tôi sẽ “mất hết”.

Đang yên ấm, tôi bỗng bị “say nắng” một đồng nghiệp nữ. Vợ tôi phát hiện, mặc dù không ly hôn nhưng cô ấy luôn tìm cách trút những tổn thương, bực dọc lên tôi. Ban đầu tôi còn nhẹ nhàng khuyên nhủ nhưng sau đó tôi cũng chán nản không muốn giải thích đôi co với cô ấy nữa.

Thái độ yên lặng của tôi khiến cô ấy không có cách để gây chuyện nên cô ấy chuyển qua “mượn” con để chì chiết chồng. Mỗi lần con có tật xấu gì sau khi quát mắng dạy bảo con cô ấy thường nói vuốt đuôi một câu: “Giống ai thế không biết?”. Thấy tôi vẫn không phản ứng, cô lại nói: “Mày giống hệt thằng bố mày, điêu ngoa dối trá”. Những lời “khép tội” hết sức nặng nề của mẹ khiến hai đứa trẻ càng ngày càng lánh xa mẹ vì sợ mẹ “vạch tội”.

Thỉnh thoảng tôi có nói riêng với cô ấy rằng chuyện của hai vợ chồng không nên lôi các con vào, vợ tôi thẳng thừng nói: “Tôi phải cho chúng biết bố chúng tốt đẹp thế nào”.

Khuyên bảo vợ không được, tôi chán nản, thỉnh thoảng đi nhậu nhẹt về khuya say bí tỉ, lúc ấy vợ tôi được thể gọi hai đứa con ra “chứng kiến” rồi chê bai dè bỉu chồng trước mặt các con. Mục đích của cô ấy là làm cho chúng không coi bố ra gì, trong mắt chúng, bố chỉ là một kẻ tồi tệ, bê tha, không đáng noi gương.

Kế hoạch này của vợ tôi quả thật rất có tác dụng với hai đứa trẻ đang trong quá trình hình thành nhân cách. Chỉ một thời gian sau, chúng rất sợ bị so sánh là “giống bố”. Chúng sợ bố hơn là tôn trọng.

Ngoài mặt đứa nào cũng im lặng không cãi nhưng sau lưng chúng âm thầm chống đối. Cho đến lúc tôi hoàn toàn bất lực với chính con đẻ của mình khi chúng bắt đầu cãi lại và tỏ thái độ phản ứng ra mặt, thậm chí khá xấc xược. Có lần đứa con trai đã nói với bố rằng: “Bố xem lại mình đi rồi hãy nói con”.

Empty

 Mục đích của cô ấy là làm cho chúng không coi bố ra gì, trong mắt chúng, bố chỉ là một kẻ tồi tệ, bê tha, không đáng noi gương - Ảnh minh họa

Ở lứa tuổi “dở dở ương ương”, bọn trẻ cần được sự giáo dục và quan tâm của cả cha và mẹ. Mưu đồ “thao túng” bọn trẻ để làm vũ khí “sát thương” chồng của vợ tôi đã khiến cho mọi việc vượt khỏi tầm kiểm soát của cô ấy.

Bọn trẻ có những tính cách bốc đồng và không có ai kìm hãm nên chúng bắt đầu tỏ ra khó bảo. Hơn thế, chúng biết rõ sự mâu thuẫn của bố mẹ nên mọi vấn đề mà vợ tôi giáo huấn về đạo đức, lối sống chúng đều bỏ ngoài tai.  Đã thế người “cầm cương” là tôi bây giờ đã bị “vô hiệu hóa” không thể dạy bảo, nếu tôi có cáu lên đánh mắng thì chúng lại càng tỏ thái độ hận thù.

Mải theo đuổi sự trừng phạt của mình với chồng, một ngày vợ tôi tá hỏa khi xem kết quả học tập của hai đứa con. Đang từ học sinh giỏi chúng bỗng chốc chỉ là hai học sinh trung bình, thậm chí còn thường xuyên trốn học đi chơi.

Cô giáo cho biết có vẻ như những đứa trẻ nhà chị không sợ bố mẹ, khi bị cô giáo dọa sẽ gọi bố mẹ đến trường nói chuyện, chúng cứ dửng dưng như không và vẫn tếp tục trốn tiết, ăn mặc sai quy cách và để đầu tóc thiếu đứng đắn khi đến trường. Lúc này vợ tôi mới nhận ra mình cần phải ngồi lại bàn bạc với chồng, tôi cũng cảm thấy vô cùng ân hận. Vì sự ích kỷ của chính mình mà chúng tôi suýt làm hỏng cuộc đời của các con.

Theo giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.