Dùng cao dán chống buồn ngủ có thực sự an toàn?

Khi cơn buồn ngủ ập đến, nhiều người lựa chọn cao dán chống buồn ngủ với mong muốn sẽ giữ được sự tỉnh táo. Tuy nhiên cách làm này so với trà hay cà phê có thực sự an toàn không?

Dùng cao dán chống buồn ngủ có thực sự an toàn?

Theo các chuyên gia, sử dụng cao dán chống buồn ngủ , người dùng có hại nhiều hơn lợi. TS.BS Nguyễn Minh Tuấn, Viện phó Viện Sức khỏe tâm thần TW đã cảnh báo: Không được sử dụng loại thuốc hay miếng dán vì nguy cơ nghiện và ảnh hưởng đến thần kinh là rất cao. Đây là một dạng thuốc kích thần, tác động của nó là tạo hưng phấn, chống buồn ngủ, chống đói...

Trong thể thao người ta coi đó là sử dụng dopping, còn trong học tập các học sinh hay lạm dụng khi đến mùa ôn thi là không phù hợp.

Mặc dù có tác dụng chống buồn ngủ nhưng thuốc có rất nhiều tác hại như cơ thể sẽ bị tăng huyết áp, tăng nhịp tim, vã mồ hôi, mất khẩu vị, vắt cạn sức dự trữ của cơ thể dẫn đến gầy mòn, suy kiệt. Về tâm thần, người dùng sẽ trở nên dễ cáu gắt, bị kích thích, hung hăng, thậm chí gây gổ.

Dung cao dan chong buon ngu co thuc su an toan? - Anh 1

Dùng cao dán chống buồn ngủ có thể gây ra nhiều hệ lụy lên hệ thần kinh.

"Những ngày đầu dùng thuốc sẽ có cảm giác căng thẳng sau đó chuyển sang ngủ gà ngủ gật, tâm thần không ổn định, dễ cáu gắt, sau vài tuần sẽ thấy trầm cảm, đau xương, càng ngày càng có nhu cầu tăng liều sử dụng. Điều này hoàn toàn không hợp lý với học sinh ôn thi", BS Tuấn nhấn mạnh.

Còn BS Phạm Hùng Tráng, khoa Thần kinh, BV Bạch Mai khuyên học sinh không nên dùng các loại cao dán này. "Thực chất các loại cao dán này là sử dụng chất kích thích. Khi dán lên da, thuốc sẽ thấm vào mao mạch gây kích thích lên hệ thức tỉnh qua hệ thống thần kinh.

Thuốc gây nên ức chế và không có chỉ định riêng cho từng trường hợp", BS Tráng cho biết. "Quảng cáo bạc hà có thể chống buồn ngủ, nhất là mấy tiếng đồng hồ là sai vì tinh chất bạc hà chỉ gây kích thích được đường hô hấp, kích thích niêm mạc mũi, không có tác dụng chống buồn ngủ".

"Cần có chế độ học tập hợp lý, tiếp thu tri thức dàn trải, tráng việc đến nước rút mới nhồi kiến thức vào đầu, lúc đó có cố thức cũng chưa chắc đã được", BS Tráng khuyến cáo.

Còn BS Tuấn khuyên: "Trong lúc học cũng nên có chế độ ngủ hợp lý. Giấc ngủ sâu không những giúp tinh thần tỉnh táo, minh mẫn, tiếp thu kiến thức tốt hơn mà còn đảm bảo sức khỏe trong kỳ thi".

Theo bác sĩ Dương Đình Phúc, Phó Chủ nhiệm khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Quân đội 354 thì việc sử dụng cao dán chống buồn ngủ có nguy cơ gây nghiện, ảnh hưởng nhiều đến thần kinh.

Bởi khi sử dụng miếng dán chống buồn ngủ thường xuyên, cơ thể sẽ tạo thành thói quen, nếu dừng lại không dùng sẽ có cảm giác thiếu, nhớ. Lúc đó, cơ thể cũng xuất hiện những rối loạn và nhiều triệu chứng nguy hiểm về sinh lý, thần kinh.

Theo Gia Đình VN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhu cầu tuyển dụng lao động vào dịp cuối năm luôn “nóng” tại các doanh nghiệp. Ảnh minh họa: INT

Doanh nghiệp 'khát' lao động

GD&TĐ - Những tháng cuối năm luôn là thời điểm sôi động nhất của thị trường lao động, bởi hầu hết các doanh nghiệp phải chạy đua với thời gian

Minh họa/INT

Thưởng Tết - động lực để cống hiến

GD&TĐ - Ý nghĩa của thưởng Tết dù ít hay nhiều nhằm ghi nhận công lao, đóng góp của người lao động, đồng thời chính là thành quả mà người lao động tạo ra...