Chính quyền của ông Olaf Scholz mới đây đã bày tỏ sự không tin tưởng vào khả năng kiểm soát được việc Lực lượng Vũ trang Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa mà phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga, trong đó có tên lửa hành trình tấn công mặt đất Taurus KEPD 350 của Đức.
Theo kênh truyền hình Mỹ PBS, Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa nhắc lại việc từ chối chuyển những tên lửa như vậy cho chính quyền Kiev.
Theo họ, Đức sẽ không gửi tên lửa tầm xa Taurus đến giúp đỡ Lực lượng vũ trang Ukraine, vì chính quyền Berlin không tin tưởng vào việc người Ukraine sử dụng hợp lý những loại vũ khí này.
Người đứng đầu nội các Đức đã nhắc nhở Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. PBS cho biết, người Đức sợ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột chống lại Liên bang Nga.
“Quyết định của chúng tôi là chúng tôi sẽ không cung cấp vũ khí tầm xa tới những nơi mà chúng tôi không có đủ quyền kiểm soát những gì sẽ xảy ra, nếu chúng được sử dụng để chống lại các mục tiêu ở xa” – Thủ tướng Đức lưu ý trên kênh truyền hình Mỹ PBS.
Đồng thời, ông Scholz tập trung vào thực tế là Berlin đang các hệ thống vũ khí tối tân khác như: Xe tăng Leopard, hệ thống phòng không Patriot, IRIS-T SLM, cùng với các loại pháo phòng không, pháp mặt đất… cho chính quyền Kiev và đang yêu cầu các nước đồng minh khác tăng cường cung cấp.
Ngoài ra, trong hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng không loại trừ việc gửi tên lửa không đối không tới Ukraine cho máy bay chiến đấu F-16, điều mà chính quyền Kiev cũng đang háo hức chờ đợi, giống như việc được nhận tên lửa không đối đất Taurus hay hệ thống tên lửa đất đối không Patriot.
Trước đó, Thủ tướng Scholz cũng đã lên tiếng bày tỏ sự hoan nghênh đối với kế hoạch của Washington triển khai tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Tomahawk ở Đức, với tầm bắn khoảng 2.500 km.
Thủ tướng nói rằng sáng kiến như vậy không có gì mâu thuẫn với luật pháp của nước này và nó hoàn toàn phù hợp với khái niệm an ninh của Đức.