Đức gây ngạc nhiên khi đặt tháp pháo PzH 2000 lên khinh hạm

GD&TĐ - Ý tưởng đưa hệ thống pháo binh đất liền lên chiến hạm ra đời như thế nào và kết quả sau đó là gì?

Đức gây ngạc nhiên khi đặt tháp pháo PzH 2000 lên khinh hạm

Các bài thử nghiệm về việc lắp đặt hệ thống pháo binh trên đất liền cho tàu chiến luôn thu hút sự chú ý, và câu chuyện người Đức lấy tháp pháo từ pháo tự hành bánh xích PzH 2000 tích hợp vào khinh hạm đặc biệt thu hút sự quan tâm, nhưng tại sao cách làm này không trở nên phổ biến, cổng thông tin The War Zone (TWZ) đã đi tìm lời giải.

Thử nghiệm lắp tháp pháo từ pháo tự hành PzH 2000 trên khinh hạm Hamburg thuộc lớp F124 Sachsen của Hải quân Đức diễn ra vào đầu những năm 2000, trong khuôn khổ Dự án MONARC (Khái niệm pháo binh hải quân dạng module).

Đúng như tên gọi, trong khuôn khổ dự án này, Hải quân Đức đang tìm cách tăng sức mạnh hỏa lực của pháo binh hạm tàu mà không cần dùng đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế.

Ở góc độ trên, phương án tận dụng tháp pháo từ PzH 2000 có vẻ là một giải pháp đơn giản và hiệu quả.

Vũ khí trang bị tiêu chuẩn của khinh hạm F124 Sachsen bao gồm bệ pháo 76 mm Oto Melara Compact, có thể bắn với tốc độ 120 phát/phút và đạt tầm xa 11 dặm. Trong khi đó PzH 2000 mặc dù có tốc độ bắn thấp hơn - chỉ 10 phát mỗi phút, nhưng có thể bắn trúng mục tiêu ở cự ly lên tới 25 dặm, tức là hơn hai lần.

427673b2ffd35f9c.jpg
Tháp pháo từ PzH 2000 trên khinh hạm Hamburg của Hải quân Đức, đầu những năm 2000.

Thoạt nhìn thì có vẻ như việc tích hợp tháp pháo từ PzH 2000 trên khinh hạm của F124 không cần nỗ lực thêm. Để dễ dàng thử nghiệm khái niệm này, các tác giả của Dự án MONARC đã cố tình chọn chiếc Hamburg, lúc đó vẫn đang được hoàn thiện.

Để lắp đặt tháp pháo, cần phải thay đổi một chút hệ thống cấp điện, đồng thời sửa đổi kho chứa đạn pháo, đặc biệt khi chúng ta đang nói về việc tích hợp pháo 155 mm có kích cỡ lớn hơn nhiều so với loại 76 mm. Ngoài ra để giải quyết vấn đề tháp pháo bị giật rất mạnh, cần có cả giải pháp cố định đặc biệt.

Có thể nói phần cuối của Dự án MONARC hơi "mờ nhạt". Việc bắn thử nghiệm nhìn chung được coi là thành công, nhưng vẫn chưa các bài kiểm tra chưa được tiến hành đầy đủ.

Trước khi tàu Hamburg được đưa vào biên chế Hải quân Đức trong năm 2004, tháp pháo của PzH 2000 đã được tháo dỡ và thay vào đó là bệ pháo Oto Melara Compact tiêu chuẩn. Và sau thời điểm trên, người Đức không còn thử nghiệm việc lắp đặt các mẫu pháo đất liền trên tàu nữa.

Như vậy, nhìn chung Dự án MONARC vẫn chỉ là một trang thú vị trong lịch sử vũ khí pháo binh và hải quân thời hiện đại, nhưng không đi đến đích.

Pháp đưa thiết giáp Jaguar lên boong tàu đổ bộ để phòng không.
Theo The War Zone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ