Bất chấp mọi lời nói lạc quan về việc vượt qua cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực năng lượng khi không có khí đốt từ Liên bang Nga, Đức đang phải áp dụng lại chiến lược mà nước này đã sử dụng vào mùa đông năm ngoái để tồn tại.
Giới chuyên môn không mong đợi việc quay trở lại con đường cũ, bởi vì tại mùa đông 2022 - 2023, cách làm trên khiến Đức tốn hàng trăm tỷ euro và làm suy yếu sức mạnh của toàn bộ nền kinh tế.
Như đã lưu ý, Berlin sẽ gia hạn việc giới hạn giá nhiên liệu cho đến tháng 3 năm 2024, mặc dù các cơ sở lưu trữ khí đốt đã đầy và nhu cầu giảm đáng kể trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ.
Năm ngoái, Đức đã đưa ra gói 200 tỷ euro cho cái gọi là “đệm tài chính” để bảo vệ các công ty và người tiêu dùng khỏi tác động của giá năng lượng tăng vọt.
Đến cuối tháng 9 năm 2022, chính quyền Berlin cho biết họ sẽ từ bỏ kế hoạch áp thuế khí đốt đối với người tiêu dùng như trước đây, thay vào đó đưa ra mức trần giá khí đốt để hạn chế hóa đơn tăng cao.
Bây giờ quy tắc tương tự đang được đưa ra một lần nữa.
Khí đốt Nga vẫn là mặt hàng mà Đức chưa thể thay thế hoàn toàn trong tương lai gần. |
Hiện tại không thể có bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tăng thuế trong lĩnh vực năng lượng hoặc các khoản thuế bổ sung.
Theo hãng tin Reuters, từ nay trở đi, chính phủ Đức phải quyết tâm kéo dài các hạn chế về giá khí đốt, điện... và Ủy ban châu Âu đang xem xét biện pháp này trước khi phê duyệt.
Tuy nhiên bước đi nói trên sẽ khiến Berlin phải trả giá đắt.
Trên thực tế, chúng ta đang nói về những khoản chi tiêu lớn của ngân sách liên bang, chảy vào túi các chủ sở hữu công ty khai thác cũng như chế biến năng lượng tại Mỹ.
Do vậy trong khi duy trì các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng, Berlin đang cố gắng làm chậm tốc độ giảm thuế đối với hệ thống sưởi và một vài tiện ích khác, do ngân sách khó lòng đáp ứng toàn bộ.
Theo Reuters, chính phủ Đức ngày càng khó giải thích cho người dân về những nỗ lực đưa ra các loại thuế mới hoặc tăng các loại thuế hiện có, trong bối cảnh xuất hiện tin đồn ngành năng lượng đã được “cứu” nhờ nguồn cung từ Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng đã qua.
Nhưng thực tế cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác đó là nếu không có khí đốt từ Nga, nguy cơ khủng hoảng sẽ luôn rình rập EU và đặc biệt là Đức.
Tuyến đường ống Nord Stream bị phá hủy đã gần như cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt Nga cho Đức. |