Đức báo tin buồn về việc cấp thêm hệ thống Patriot

GD&TĐ - Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 9/4/2024 cho biết, Kiev đang rất cần thêm hệ thống phòng không Patriot nhưng Berlin không còn để cung cấp.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Bundeswehr tại sân bay quân sự Schwesing, Đức.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Bundeswehr tại sân bay quân sự Schwesing, Đức.

“Thật không may, nguồn dự trữ, đặc biệt là hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của chúng tôi, hiện đã cạn kiệt.

Vì vậy, tôi đã nói rõ tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao NATO rằng, chúng ta cần kiểm tra tính khả dụng của tất cả các hệ thống Patriot ở châu Âu và trên toàn cầu, đồng thời chúng ta sẽ nỗ lực hết sức để có được những hệ thống này cho Ukraine”, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói với các phóng viên sau cuộc gặp với người đồng cấp Moldova, Mihai Popsoi, ở Berlin hôm 9/4/2024.

Trước đó, Đức đã chính thức gửi cho Ukraine hai khẩu đội hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất.

Cuối tháng 3/2024, chính phủ Đức cho biết, họ đang chuẩn bị bổ sung các hệ thống để giao nhưng không nêu rõ số lượng.

Bà Baerbock cho biết, Berlin đang hợp tác với Kiev và các nước châu Âu khác để mua hệ thống Patriot từ nơi khác và chuyển chúng đến Ukraine, đồng thời lưu ý rằng, một quỹ đặc biệt có thể được thành lập cho mục đích đó.

Quan chức ngoại giao hàng đầu của Đức nói thêm rằng, ý tưởng về việc thành lập quỹ này sẽ được bàn đến tại cuộc họp tuần tới của các bộ trưởng ngoại giao G7 ở Ý.

Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã nhiều lần yêu cầu bổ sung thêm hệ thống Patriot và tên lửa cho họ. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba tuần trước chỉ rõ rằng, các “đối tác” của Kiev có trong tay hơn 100 hệ thống phòng không nhưng không sẵn sàng cung cấp một nửa trong số đó.

“Có phải vấn đề lớn lắm không? Việc cung cấp cho Ukraine yêu cầu tối thiểu là không khả thi?”, ông Kuleba cho biết vào thời điểm đó, và nói thêm rằng, các hệ thống được cung cấp cho đến nay được đánh giá cao, nhưng “đơn giản là chưa đủ, do quy mô của cuộc chiến”.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đáp lại bằng cách nói rằng, khối do Mỹ đứng đầu sẽ "khám phá các cơ hội" để cung cấp thêm hệ thống phòng không này cho Ukraine.

Cho đến nay, Mỹ, Đức và Hà Lan đã gửi một số bệ phóng Patriot tới Ukraine. Trong khi Kiev tuyên bố rằng, chúng rất hiệu quả trong việc chống lại tên lửa đang lao tới thì Bộ Quốc phòng Nga lại cung cấp bằng chứng cho thấy một số bệ phóng và radar đã bị phá hủy.

Patriot là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa đa năng, tầm bắn xa nhất từ 70-160km, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết với trần bay của mục tiêu lên đến 24km.

Đây được coi là một hệ thống phòng không đáng gờm với khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo và các mối đe dọa khác.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.