Đưa nội dung văn hóa ngoại giao vào giảng dạy cho SV

Đưa nội dung văn hóa ngoại giao vào giảng dạy cho SV

(GD&TĐ)-Nội dung văn hóa ngoại giao vào giảng dạy một cách phù hợp tại một số trường ĐH chuyên ngành như Học viện ngoại giao, ĐH Văn hóa, Học viện báo chí tuyên truyền và các trường có chuyên ngành liên quan nhằm nâng cao kiến thức của sinh viên, thanh niên đối với công tác ngoại giao văn hóa.

Sinh viên Việt Nam giao lưu với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton
Sinh viên Việt Nam giao lưu với cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton

Đây là một trong những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa được đưa ra tại “Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, sẽ xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp trong lĩnh vực ngoại giao văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, ngoại giao cho các cán bộ làm công tác đối ngoại, cán bộ công tác tại các cơ quan đại diện của Việt Nam, các trung tâm văn hóa/nhà văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.

Nâng cao kiến thức về ngoại giao văn hóa cho các cán bộ làm công tác ngoại vụ và văn hóa thuộc các tỉnh, thành phố; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói riêng, kiến thức về tổ chức sự kiện văn hóa có yếu tố nước ngoài tại các địa phương. Đồng thời, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa giữa học sinh, sinh viên, thanh niên Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Cùng với việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác ngoại giao văn hóa, chiến lược cũng đề ra các biện pháp: Đảm bảo ngồn lực cho ngoại giao văn hóa; gắn kết các hoạt động ngoại giao văn hóa với công tác về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam; đa dạng hóa các loại hình vận động danh hiệu quốc tế; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chiến lược cũng nhấn mạnh đề cao phổ biến tiếng Việt ở nước ngoài; tích cực triển khai đề án “Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài” nhằm gìn giữ và phát triển việc sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng ngoài Việt Nam ở nước ngoài, triển khai thí điểm tại Lào, Cam-pu-chia, Nga, Séc, Mỹ và Ca-na-da.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nhân lực; đưa nội dung ngoại giao văn hóa vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo có các chuyên ngành liên quan đến Ngoại giao, Văn hóa...

Hiếu Nguyễn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.