Đưa lịch sử gần gũi hơn với học trò

GD&TĐ -Sáng 15/10, Trường THPT Ten Lơ Man (quận 1, TPHCM) phối hợp với CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ đã tổ chức chương trình ngoại khóa với chủ đề Hồn thiêng Quốc sử Việt Nam.

Trích đoạn cải lương do các nghệ sĩ của CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ cùng học sinh, giáo viên của trường thể hiện
Trích đoạn cải lương do các nghệ sĩ của CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ cùng học sinh, giáo viên của trường thể hiện

Tại đây, các em học sinh của nhà trường đã được lắng những chia sẻ của diễn giả Hồ Nhựt Quang - Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ - về cội nguồn lịch sử dân tộc, nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

Diễn giả Hồ Nhựt Quang trao đổi với học sinh
 Diễn giả Hồ Nhựt Quang trao đổi với học sinh

Các em học sinh còn được thưởng thức các trích đoạn cải lương  do các nghệ sĩ đến từ CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ kết hợp với giáo viên, học sinh của trường thể hiện.

Theo đó, điểm nhấn của chương trình chính là trích đoạn về chiến thắng trong trận Bạch Đằng, chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai (năm 938), do Ngô Quyền chỉ huy.

Trích đoạn về chiến thắng của Ngô Quyền
 Trích đoạn về chiến thắng của Ngô Quyền

Được biết, năm 2018, năm kỷ niệm 1080 năm chiến thắng nói trên. Ngoài ra, đây cũng là năm kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương ra đời.

Trích đoạn về người vợ của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học-Tiếng súng Cô Giang
 Trích đoạn về người vợ của nhà cách mạng Nguyễn Thái Học-Tiếng súng Cô Giang

Để trình diễn các tiết mục, các nghệ sĩ cùng các em HS, giáo viên của trường Ten Lơ Man đã có thời gian tập luyện khoảng hơn 2 tuần.

Các em học sinh hào hứng với các trích đoạn cải lương
 Các em học sinh hào hứng với các trích đoạn cải lương

Em Huỳnh Quang Hải, lớp 11A9 cho hay: Với em, đây là hoạt động ngoại khóa rất thú vị, bổ ích, giúp chúng em hiểu hơn về lịch sử thông qua việc tái hiện bằng sân khấu hóa. Việc được tham gia diễn cùng các nghệ sĩ cũng cho chúng em những trải nghiệm thú vị và trân quý hơn nghệ thuật cải lương.

Học sinh chăm chú đọc các áp phích do CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ trưng bày tại sân trường
 Học sinh chăm chú đọc các áp phích do CLB Nghiên cứu và vinh danh văn hóa Nam bộ trưng bày tại sân trường

Theo lãnh đạo nhà trường, thông qua hoạt động ngoại khóa nói trên, nhà trường muốn đưa lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc đến gần với các em học sinh, giáo dục cho các em, giúp các em hiểu sâu sắc hơn về lịch sử, về văn hóa dân tộc để từ đó, có ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy nét văn hóa dân tộc.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.