Phụ huynh chịu áp lực nặng vì kỳ nghỉ hè của con

GD&TĐ - Trong khi trẻ em ở Trung Quốc mong chờ kỳ nghì hè kéo dài 6 tuần, nhiều phụ huynh lại bị căng thẳng hơn so với các thời điểm khác trong năm. Họ phải tìm nguồn tài chính và địa điểm để con mình được đi trải nghiệm.

Một nhóm trẻ em Trung Quốc trong chuyến du học hè tại Italy.
Một nhóm trẻ em Trung Quốc trong chuyến du học hè tại Italy.

Sợ con tụt hậu

“Không có kỳ nghỉ hè tự do” đã trở thành một chủ đề nóng trên các mạng xã hội Trung Quốc hồi tháng 5 vừa qua vì nhiều phụ huynh bắt đầu dành nhiều thời gian và tiền bạc để lên kế hoạch cho lịch nghỉ hè của con.

Cũng giống như năm 2018, chủ đề “Lương tháng 4.350 USD cũng không đủ cho kỳ nghỉ hè của con” cũng đã gây sốt trên mạng.

Cả 2 chủ đề nóng trên phản ánh sự lo lắng và sợ hãi của bậc phụ huynh vì lo con bị tụt hậu so với các bạn cùng lớp trong kỳ nghỉ hè. Để duy trì trạng thái học tập liên tục của con, họ đã cố gắng lấp đầy kỳ nghỉ (từ tháng 7 - 9) bằng các lớp học, tour tham quan khác nhau với mức chi phí ngày càng tăng.

Theo trang tin Sohu News, phụ huynh ở những thành phố như Quảng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh sẵn sàng chi tiêu nhiều nhất cho GD của con trong kỳ nghỉ.

“Tôi cảm thấy áp lực nhiều hơn trong kỳ nghỉ hè so với các ngày con đi học vì tôi cần phải sắp xếp các hoạt động khác nhau cho chúng” – Bà mẹ 40 tuổi Chan Lee có 2 con học tiểu học ở Quảng Châu nói – “Một chuyến tham quan học tập trị giá 5.000 USD và còn có các lớp học, lớp hướng dẫn kỹ năng khác cần phải đăng ký”.

Bà Chan Lee cho rằng, vì nhà trường không giao nhiều bài tập cho HS trong kỳ nghỉ hè nên bà phải đưa con tới các lớp học hè để chúng được chuẩn bị tốt hơn trong năm học tới.

Cho con đi du lịch nước ngoài cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong kỳ nghỉ hè. Gần như mọi đứa trẻ trong lớp học của con bà Chan đều tham gia một chuyến du lịch học tập để trải nghiệm môi trường GD, văn hóa và ngôn ngữ nước ngoài thông qua việc gặp gỡ mọi người, thăm các trường đại học nổi tiếng và ngắm cảnh.

Bà Chan nói rằng, cậu con trai 11 tuổi đã có chuyến đi 11 ngày đến Italy, trong đó gồm các chuyến tham quan viện bảo tàng và được yêu cầu nộp các bức tranh vẽ sau khi được trải nghiệm.

“Bạn có thể cảm thấy rằng thằng bé thay đổi rất nhiều sau chuyến đi. Con có tổ chức và tự tin hơn khi giao tiếp với người khác vì nó biết nhiều hơn, có nhiều thứ để chia sẻ hơn” – bà Chen nói.

Cheng Guowei là một đại diện của trung tâm du lịch học tập East Meets West có trụ sở ở Thượng Hải. Ông nói rằng các bậc phụ huynh lo lắng về GD của con mình.

“Gần 95% những người tham gia với chúng tôi là HS, hầu hết đều là trẻ em tiểu học và trung học. Tuy nhiên, thị trường này cũng rất cạnh tranh vì có nhiều trung tâm, cơ sở tương tự nhắm vào các bậc phụ huynh” – ông Cheng Guowei nói.

Mùa “bội chi”

Một chuyến thăm Italy của HS Trung Quốc
Một chuyến thăm Italy của HS Trung Quốc

Công ty trên đã tổ chức các chuyến du lịch học tập kể từ 2017 và hiện nay cung cấp các chuyến đi tới một số nước châu Á và nước nói tiếng Anh.

Theo ông Cheng, tài chính là vấn đề lo lắng lớn đối với các bậc phụ huynh, hầu hết đều đặt các chuyến đi với mức chi phí phải chăng như Nhật Bản hoặc Singapore nhiều hơn so với các nước châu Âu.

Chuyến đi châu Á rẻ nhất của ông có chi phí khoảng 1.400 USD trong 6 - 7 ngày, trong khi đó chuyến đi tới các nước tiếng Anh như Mỹ và Canada có chi phí từ 2.800 USD, bao gồm tiền vé máy bay.

Các chuyến du lịch học tập không tập trung vào kiến thức học thuật mà mở rộng tầm nhìn cho mọi người – ông Cheng nói.

“Nói thật, chỉ trong 2 tuần, họ có thể học được kiến thức gì? Tất nhiên trẻ em thích các chuyến du lịch học tập vốn tốt hơn so với ngồi làm bài tập ở nhà hay tham gia các lớp học thêm” – ông nói.

Theo một cuộc khảo sát của Sohu News, khi các bậc phụ huynh không có kế hoạch cho trẻ em đi du lịch, họ thường đăng ký cho con vào các lớp học theo sở thích và lớp học thêm để lấp đầy chỗ trống trong kỳ nghỉ hè.

Một bà mẹ từ Bắc Kinh tên Wu nói rằng bà đã cho con học bơi, piano, tennis, tiếng Anh và học thêm.

“Chúng tôi đều phải làm việc và không có ai ở nhà trông nom cháu, do đó cháu cần phải tham gia vào các hoạt động khác nhau để tự tăng cường kiến thức cho mình trong kỳ nghỉ hè dài” – bà Wu cho hay.

Gia đình bà phải chi gần 1.300 USD/ tháng cho các lớp học này và đây là số tiền bằng 1/3 thu nhập của họ. “Tôi nghĩ rằng có chút áp lực về chi phí trong kỳ nghỉ hè vì chúng tôi còn phải trả nợ tiền nhà, nhưng mục tiêu của các lớp học mùa hè là để cho cháu tự cải thiện bản thân và có một tương lai tươi sáng” – bà nói.

Tờ báo People Daily của Trung Quốc đã khảo sát hơn 60 gia đình về thu nhập hàng tháng để xem các bậc phụ huynh chi bao nhiêu cho kỳ nghỉ hè của con. Hơn 60% số người được hỏi nói rằng họ dự kiến chi từ 850 USD - 1.400 USD cho các hoạt động trong 2 tháng hè và 70% nói rằng họ cảm thấy căng thẳng vì sự chi tiêu này.

Trẻ em đến thăm ĐH California trong một chuyến tham quan học tập đến Mỹ.
Trẻ em đến thăm ĐH California trong một chuyến tham quan học tập đến Mỹ.

Giải tỏa lo lắng

Các bậc phụ huynh không chỉ chịu áp lực tài chính mà họ còn có tư duy cạnh tranh, với tất cả hy vọng rằng con mình sẽ đứng đầu trong trường và xã hội.

Trên mạng Weibo, một bài về “cuộc chiến vì các lớp học thêm mùa hè 1.000 USD” đã thu hút hơn 180 triệu bình luận trong tháng 7 khi các bậc phụ huynh đổ xô đăng ký cho con tại các lớp học hè phổ biến nhất.

Theo Đài Truyền hình CCTV, một số lớp học danh tiếng nhất đã kín chỗ trước khi nghỉ hè 2 tháng khi các bậc phụ huynh đổ xô “tranh nhau” giành chỗ cho con vì họ muốn con mình “vượt trội” hơn các bạn cùng lớp.

Một bà mẹ họ Chen ở Sơn Đông nói với hãng tin Ifeng News rằng bà đã đăng ký các lớp học khác nhau cho con để giúp chúng có cơ hội tốt hơn để vào trường trung học đã chọn. Đây là ngôi trường có 8.000 HS nộp đơn xin học nhưng chỉ đủ chỗ cho 720 người.

Phóng viên Yin Jianli – người chuyên viết về các vấn đề gia đình và GD – nói rằng việc sắp xếp các hoạt động cho trẻ em trong các kỳ nghỉ hè là không cần thiết. “Các bậc phụ huynh không phải đang giúp đỡ con mình, họ chỉ đang tìm cách giảm sự lo lắng của chính mình mà thôi” – cô nói.

Theo phóng viên trên, nhiều bậc phụ huynh cho rằng họ có thể mua cho con một sự GD tốt hơn, “nhưng thực tế, một kỳ nghỉ hè nên là thời gian để nghỉ ngơi và chơi đùa chứ không phải là học tập”.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.