Du học sinh đón Tết xa quê |
Cựu du học sinh tại Anh Đinh Mai Long (Hà Nội) tâm sự. Long nhớ lại, vào ngày Tết, các du học sinh thường tụ tập quay quần lại với nhau và nấu các món ăn đặc trưng cho ngày Tết ở Việt Nam, dù nguyên liệu không phải lúc nào cũng sẵn có để nấu các món đó. Ở các trường có đông SVVN theo học, nhân dịp này hội SVVN (Vietnamese society) thường tổ chức các hoat động để vừa tụ tập đón Tết với nhau vừa giới thiệu văn hóa của VN tới bạn bè quốc tế (culture exchange events). Trong các hoạt động này, các du học sinh thường tổ chức giới thiệu các món ăn VN, biểu diễn các tiêt mục văn nghệ truyền thống của VN đến bạn bè quốc tế.
ĐInh Mai Long (DHS Anh). Ảnh: N.N |
Long cho biết, các hoạt động này không chỉ giúp các bạn được “ăn tết” theo truyền thống VN mà quan trọng hơn khiến các SV quốc tế hiểu hơn về văn hóa và con người VN. Nhiều sinh viên quốc tế trước khi tham dự các hoạt động này chỉ nghĩ dịp Tết nguyên đán là Chinese New Year (tức là tết của riêng người Trung quốc), nhưng sau đó họ mới biết cả Việt Nam và một số nước khá cũng ăn tết này và có những nét văn hóa đặc sắc riêng.
Trong hai cái tết xa nhà vừa qua, tham gia trong Ban chấp hành SVUK, Long đã phối hợp với Đại sứ quán và Hội Việt kiều tổ chức Tết với không khí rất ấm cúng, gần như ở VN. Hoạt động này hàng năm thu hút khoảng 300 người tham gia mà chủ yếu là sinh viên để được ăn những món ăn truyền thống ngày Tết ở VN, được nghe đọc thư chúc Tết của chủ tịch nước, nghe các bài hát quen thuộc vào dịp năm mới, với mùi hương trầm và không khí ấm cúng như ở gia đình. Với Long và các du học sinh, đón Tết xa nhà tuy nhiều thiếu thốn, nhưng điều này giúp các bạn càng hướng về tổ quốc hơn, gắn bó với nhau hơn và cũng như yêu thương gia đình nhiều hơn.
Càng đi xa, càng trân trọng những điều bình dị
Đặng Tấn Đức (TP.HCM) từng là chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Đại học quốc gia Singapore nhiệm kì 2008 - 2009 và đại diện du học sinh Việt Nam tại Singapore tham gia Đại hội đại biểu hội sinh viên
Đặng Tấn Đức (DHS Singapore). Ảnh: N.N |
toàn quốc lần thứ VIII tâm sự: “Mình chuẩn bị đón cái Tết nguyên đán thứ năm xa nhà. Ở đâu trên thế giới, mọi người đều mong muốn chào đón thời khắc thiêng liêng của đêm giao thừa cùng với gia đình, người thân, bạn bè. Tuy nhiên khi hòan cảnh chưa cho phép thì mình phải thích nghi. Tuy nhiên hằng năm, hội sinh viên Việt Nam tại ĐH QG Singapore đều tổ chức đón giao thừa cho các bạn du học sinh. Trong những năm gần đây, mình còn có dịp tham dự chương trình đón tết của Đại sứ quán, được thưởng thức những hương vị quê nhà, từ bánh chưng đến những bài quan họ. Lắng nghe những giai điệu đó nơi đất khách bỗng dưng thấy nôn nao, cảm xúc lạ thường! Đúng là càng đi xa, càng trân trọng và cảm thấy gắn bó với những điều giản dị như thế”.
Là một sinh viên có nhiều thành tích học tập xuất sắc, Đức chia sẻ, khả năng ngọai ngữ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ kiến thức, tinh hoa thế giới. Do đó trang bị, trau dồi vốn ngoại ngữ thường xuyên giúp chúng ta có thể để hòa nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài, cho dù bạn đang ở trong nước hay đi du học. Nhưng, ngọai ngữ chỉ là phương tiện, chứ chưa phải là mục tiêu cuối cùng.
Khi đi ra nước ngòai, sự chủ động trong việc tận dụng cơ hội tiếp xúc với môi trường mới là cần thiết để có thể hòa nhập và học hỏi một cách sâu sắc, đặc biệt là những điều tinh túy chứ không chỉ những vỏ bọc bên ngoài. Đừng để những bất tiện, thách thức ban đầu kìm hãm sự hòa nhập đó.
Du học sinh đều mong muốn được trở về Đinh Mai Long (du học sinh Anh): Trong quá trình học tập và tham gia phong trào sinh viên tại Anh quốc, tôi thấy các bạn DHS khi tốt nghiệp đều mong muốn trở về đất nước làm việc và đóng góp cho sự phát triển của đất nước, tuy nhiên họ đang rất thiếu thông tin về các cơ hội việc làm phù hợp trong nước và những lo ngại về điều kiện không đủ để họ phát huy (điều này đặc biệt đúng với những sinh viên theo học các ngành công nghệ cao và các ngành khoa học thực hành). Vì vậy những sinh viên sắp hoặc vừa tốt nghiệp này rất mong có một sự hướng dẫn, cung cấp thông tin ở tầm vĩ mô từ các nhà quản lý nguồn nhân lực trẻ của đất nước để tìm thấy công việc phù hợp với khả năng và chuyên môn của họ. Tóm lại, các DHS rất mong muốn được công hiến và hiểu rõ hoàn cảnh đất nước còn nghèo nên không yêu cầu điều kiện đãi ngộ bằng như ở các nước đã phát triển, tuy nhiên điều họ cần là một mức đãi ngộ đủ để họ có thể tập trung chuyên môn công hiến, và quan trọng hơn là một môt trường làm việc với những điều kiện đủ để họ có thể phát huy chuyên môn và năng lực của bản thân. |
Hiếu Nguyễn