Dự án của New Zealand: Nâng cao mức sống cho hàng nghìn gia đình dân tộc thiểu số

Dự án hỗ trợ nông dân nuôi dê (Ảnh VK)
Dự án hỗ trợ nông dân nuôi dê (Ảnh VK)

Nhiều biện pháp hỗ trợ thiết thực

Dự án Xây dựng Cộng đồng Vững mạnh Tự lực của New Zealand được thực hiện bởi ChildFund Vietnam và UBND huyện Trà Lĩnh, từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2019.

Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Quốc gia của ChildFund Việt Nam chia sẻ, Child ChildFund Vietnam đã hợp tác với chính quyền địa phương ở Cao Bằng để thực hiện các sáng kiến phát triển cộng đồng, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em và hướng tới tạo điều kiện để các em tự tin khẳng định “Tôi có tương lai".

Các biện pháp can thiệp của dự án nhắm vào các cộng đồng dễ bị tổn thương của các dân tộc H"Mông, Tày và Dao, thuộc 6 xã nghèo nhất của huyện Trà Lĩnh, gồm Cao Chương, Lưu Ngọc, Quang Hân, Quang Vinh, Quốc Toàn và Xuân Nội.

Sau 5 năm, dự án tập huấn cho 100 người làm nhóm nòng cốt và 50 kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR) cấp thôn xóm được xây dựng. 3 cây cầu và 8 đường nội thôn được xây mới bảo đảm an toàn cho trẻ em và người dân đi lại.

Nuôi lợn nái giúp dân thoát nghèo (Ảnh VK)
Nuôi lợn nái giúp dân thoát nghèo (Ảnh VK) 
Hỗ trợ người dân làm hệ thống tưới tiêu trong trồng trọt và chăn nuôi. Tạo ra những mô hình tạo thu nhập cho người dân tộc thiểu số từ chính chăn nuôi bò, dê, trồng chanh leo, dự trữ ngô sau thu hoạch và các chương trình tiết kiệm, tín dụng cho phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số.

Sau 5 năm, hỗ trợ của chính phủ New Zealand và ChildFund New Zealand đã tác động và làm thay đổi cuộc sống của hàng ngàn trẻ em và gia đình ở Trà Lĩnh

1.400 gia đình dân tộc thiểu số hưởng lợi

Bà Wendy Matthews, đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết: “Đầu tư của chúng tôi vào Cao Bằng là một ví dụ về cam kết của New Zealand, hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương trên khắp Việt Nam. Thông qua hoạt động hỗ trợ thiết thực, nhằm cải thiện sản xuất nông nghiệp, 1.400 gia đình người dân tộc thiểu số ở huyện Trà Lĩnh được hưởng lợi từ dự án hợp tác giữa New Zealand và ChildFund”.

Sau 5 năm thực hiện dự án, 60% hộ gia đình thu nhập tăng. Tính đến năm 2019, số hộ lần đầu tiên có xe máy là 36%. Gần 40% hộ gia đình có điều kiện kinh tế xây mới nhà vệ sinh. 32% hộ gia đình có máy canh tác. 83% hộ gia đình có gia súc lớn, tăng 20% so với thời điểm trước khi thực hiện dự án.

Đặc biệt, việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã thay đổi đáng kể. Theo số liệu thống kê năm 2019 cho thấy, 95% hộ gia đình tham gia khảo sát có ba bữa ăn mỗi ngày cho trẻ em và 60% trong số đó chất lượng bữa ăn được cải thiện. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, bao gồm cả thể thấp còi ở trường mầm non giảm xuống còn 5%. Trong khi đó, tỷ lệ trung bình của các tỉnh phía Bắc hiện chiếm 30,3%.

Tỉ lệ trẻ em đi học cao hơn trước, đạt 100%. Điều đáng quan tâm là, phần lớn người vay vốn tín dụng vi mô cho biết, trong chi tiêu phần thu nhập có thêm một phần dành cho việc học hành của con cái.

Thanh niên Lê Văn Quốc cho biết, trước đây anh ở nhà làm ruộng, làm thuê, bốc vác. Cán bộ xã giới thiệu anh học lớp dạy nghề cơ khí của tổ chức ChildFund. Học xong, anh cùng bạn học liên kết mở xưởng để chủ động hơn trong việc làm. Khi mở xưởng, bên ChildFund hỗ trợ nhóm một số máy móc. Nhờ vậy, thu nhập của các thành viên ổn định và nhiều hơn khi đi làm thuê, mỗi tháng được 7-8 triệu đồng. Trong tương lai, nhóm muốn mở rộng xưởng sản xuất, mua thêm nguyên vật liệu để bán cho khách hàng.

Máy sấy ngô của gia đình chị Hải được New Zealand hỗ trợ

Máy sấy ngô của gia đình chị Hải được New Zealand hỗ trợ 

Chị Trương Thị Hải ở xóm Lũng Cường, xã Lưu Ngọc chia sẻ: Sau khi học lớp tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi, gia đình tôi bắt tay vào trồng ngô, từ tháng 2-6/2018 ngô cho thu hoạch. Vợ chồng tôi được ChildFund hỗ trợ vật tư làm máy sấy ngô nên đỡ vất vả, đặc biệt khi trời mưa không còn lo ngô bị thối như trước nữa.

ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam vào năm 1995 để tạo ra sự thay đổi lâu dài, ứng phó với các tình huống khẩn cấp nhân đạo và thúc đẩy quyền trẻ em. Các dự án được thực hiện trên các tỉnh phía Bắc gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi phần lớn người dân là người dân tộc thiểu số, thường là những bộ phận dễ bị tổn thương hoặc thiệt thòi nhất.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.