"Drone" chống virus

"Drone" chống virus

Ai cũng có thể bị drone kiểm soát

“Anh kia. Anh chàng đẹp trai kia. Đúng rồi đấy. Tôi nói với anh đấy. Tại sao anh lại bỏ khẩu trang ra. Đeo nó lại ngay lập tức. Nhanh lên!” – một giọng phụ nữ, đầy cương quyết, vang lên trên một con phố ở Thượng Hải (Trung Quốc).

Chỉ có điều là không thấy người phụ nữ ấy đâu cả. Chỉ đến khi ngước nhìn lên, khách bộ hành mới thấy một thiết bị bay không người lái (drone) “treo” lơ lửng trên độ cao vài ba mét. Drone được gắn camera hồng ngoại và loa.

Lúc này, drone lại tìm thấy đối tượng quan tâm khác. “Các người vào nhà đi. Bây giờ không được cởi khẩu trang ra” - Nó gào lên với một nhóm nữ sinh đang cầm trên tay mấy gói bim bim. Thật ra, tiếng gào đó là của một nữ cảnh sát, ngồi ở trung tâm điều hành, cách đó vài trăm kilomet.

Trung Quốc bắt đầu sử dụng drone trên diện rộng (đại trà) từ năm 2016. Quốc gia này cố gắng theo dõi những người bất đồng chính kiến hay các nhóm xã hội (như tộc người Duy Ngô Nhĩ) thông qua các drone. Cũng thông qua drone, Trung Quốc kiểm soát đường biên giới quốc gia và các trung tâm mất an ninh tiềm năng, chẳng hạn như các ký túc xá.

Tuy nhiên, vào cuối tháng Giêng vừa rồi, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức thừa nhận rằng quốc gia này phải chiến đấu chống lại dịch virus nguy hiểm, thì drone được sử dụng rộng rãi hơn: Bất kỳ người nào cũng có thể bị drone kiểm soát.

Tại thành phố Vũ Hán (Hồ Bắc), nơi dịch Covid-19 bùng phát đầu tiên, các thiết bị bay kiểm tra xem mọi người có luôn tuân thủ quy định là sau mỗi 3 ngày chỉ được ra khỏi nhà trong 2 giờ để mua thực phẩm hay không. Tại Trung Sơn (tỉnh Quảng Đông), các drone có nhiệm vụ kiểm soát hành vi của các nhân viên y tế, chẳng hạn như trong vấn đề tái xử lý rác thải bệnh viện.

Đường phố Vũ Hán
 Đường phố Vũ Hán

Mất “thời gian vàng”

Trung Quốc dường như không có quy định nào để bảo vệ quyền tự do cá nhân trước các camera tò mò, tọc mạch của drone. Tuy nhiên, nếu giả sử có quy định, thì quy định đó trở thành thứ yếu, trong bối cảnh chính quyền sử dụng hàng loạt phương tiện để theo dõi hành vi người dân.

Tại thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông), Tập đoàn quốc gia Inspur không có đối thủ (ngoài Dell và Hewlett-Packard) trong sản xuất các máy chủ công suất lớn. Ngay trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đội quân gồm 2,4 triệu nhân viên tập đoàn này thông qua các máy chủ có thể truy cập các ngân hàng dữ liệu, chứa thông tin về tình trạng sức khỏe và các thông tin nhạy cảm khác của công dân.

Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của virus Covid-19, những dữ liệu này được “tung ra” ngoài phố. Trước khi vào các tòa nhà công cộng, người dân phải kiểm tra nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ cơ thể cao bất thường, Inpur sẽ sử dụng các dữ liệu bổ sung để giải thích mọi nghi ngờ.

Một biện pháp khác để kiểm soát xã hội là sử dụng các hệ thống nhận dạng khuôn mặt. Các hệ thống này cũng được sử dụng phổ biến tại các trung tâm bị nhiễm virus.

Về mặt chính thống, công nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể phục vụ cho việc nhanh chóng dập dịch. Tuy nhiên, các phương tiện có tầm hoạt động quá xa. Chính quyền các thành phố ngày càng mở rộng việc trưng dụng các bệnh viện, khách sạn tư nhân để làm nơi chứa các bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm virus.

Nhân viên y tế vận chuyển thuốc men ở Vũ Hán
 Nhân viên y tế vận chuyển thuốc men ở Vũ Hán

Chính phủ Trung Quốc cũng sử dụng các biện pháp kiểm soát này để loại bỏ mọi sự phê phán, mặc dù về mặt tiềm năng, sự phê phán có thể phục vụ cho việc loại bỏ những sơ hở mà qua đó virus có thể phát tán.

Cái chết ngày 6/2 của bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán, người đầu tiên cảnh báo về sự xuất hiện virus lạ Covid-19, đã làm cả Trung Quốc bàng hoàng. Ngày 30/12/2019, thông qua một nhóm chat, vị bác sĩ này đã thông tin cho bạn bè về sự xuất hiện “virus lạ”.

Tuy nhiên sau đó ông bị cảnh sát Vũ Hán khiển trách về tội lan truyền “tin đồn nhảm trên mạng”. Hậu quả là đến cuối tháng 1/2020, Trung Quốc mới chính thức bước vào cuộc chiến chống dịch. “Thời gian vàng” quý giá bị mất khiến cho dịch Covid-19 phát triển đến mức độ khó kiểm soát.

Theo Nauka

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.