“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc

Tại các trung tâm cai nghiện Internet, thanh thiếu niên sẽ phải trải qua những bài kiểm tra về tâm lý, bài học đạo đức, rèn luyện thể chất theo kiểu quân đội và cả điều trị bằng thuốc.

“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc
“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 1
“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 2“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 3“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 4“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 5“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 6“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 7“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 8“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 9“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 10“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 11“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 12“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 13“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 14“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 15“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 16“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 17“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 18“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 19“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 20
“Đột nhập” trại cai nghiện Internet của Trung Quốc ảnh 21
 Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên coi nghiện Internet là chứng rối loạn lâm sàng gây nhiều hiểm họa đối với giới trẻ. Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đang xây dựng tới 250 trại cai nghiện Internet.

Các bậc phụ huynh có thể chọn gửi con tới những trại cai nghiện này, nơi chúng sẽ phải trải qua những bài kiểm tra về tâm lý và rèn luyện thể chất theo kiểu quân đội. 

Đa số những trẻ phải tới trung tâm cai nghiện dành phần lớn thời gian trong ngày của chúng để chơi game trực tuyến hoặc vào mạng xã hội.

Một số nhà tâm lý học nói rằng cuộc sống với áp lực cạnh tranh cao ở đất nước đông dân nhất thế giới này có thể là lý do chính khiến nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc vùi mình vào Internet.

Ông Xing Liming - Quản lý tại Trung tâm cai nghiện Internet Qide, ở Bắc Kinh - nói: “Những đứa trẻ nghiện Internet có tình trạng thể chất rất kém. Nỗi ám ảnh về Internet đã làm tổn hại tới sức khỏe của chúng và chúng sẽ mất đi khả năng tham gia vào cuộc sống bình thường”.

Hằng ngày, các học viên tại Qide cũng được huấn luyện những công việc thường ngày như dọn dẹp, nấu nướng và những kỹ năng quan trọng mà họ đã lãng quên sau nhiều ngày vùi đầu vào Internet. 

Ông Xing Liming nói: “Sự giáo dục và cuộc sống trong môi trường quân đội sẽ giúp trẻ có kỷ luật hơn và khôi phục lại khả năng tham gia cuộc sống bình thường. Chương trình đào tạo sẽ cải thiện sức mạnh thể chất và giúp trẻ xây dựng thói quen sinh hoạt tốt”.

Nam thanh niên tên Wang chia sẻ về con đường tới trại cai nghiện Internet của anh ta là để trốn chạy áp lực từ phía cha mẹ: “Cha mẹ tôi muốn tôi học bài trong nhà cả ngày và không cho phép tôi ra ngoài chơi. 

Khi tôi nghiện trò chơi điện tử, điểm số ở trường của tôi bị giảm sút. Nhưng tôi lại có được cảm giác chiến thắng khi vượt qua một bàn game”.

Theo ictnews.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.