Hơn 500 triệu năm trước, những động vật đầu tiên đã tạo ra lượng dioxide carbon đủ lớn để gây ra hiệu ứng nhà kính rõ rệt. Phải sau 100 triệu năm sau đó, Trái đất mới “hoàn hồn”.
“Giống như những con sâu ngày nay trong vườn, các sinh vật cổ đại nhỏ bé dưới đáy biển đã gây nhiễu loạn và tạo ra vật chất hữu cơ chết trong quá trình gọi là khuấy đảo trầm tích” – Giáo sư Tim Lenton ở ĐH Exeter (Anh) cho biết.
Giáo sư Tim Lenton là thành viên của nhóm tìm kiếm các dấu vết sau khuấy đảo trầm tích trong các lớp đất đá có tuổi thích hợp.
Hóa ra, những động vật đầu tiên có khả năng gây ra sự khuấy đảo trầm tích xuất hiện khoảng 520 triệu năm về trước. Các nhà khoa học rất ngạc nhiên vì có rất ít các dấu tích còn sót lại. Chỉ duy nhất các lớp đất đá trên cùng, dày 2 - 3 cm là có các dấu vết xáo trộn. Đáy biển ngày nay có đặc trưng là sự xáo trộn các khoáng vật và trao đổi các phân tử tan với phần nước ở phía trên – đó là kết quả hoạt động của các sinh vật sống ở độ sâu vài chục cm.
Khoảng 520 triệu năm về trước, đáy đại dương bị sụt lở do quá trình “tuần hoàn” vật chất hữu cơ. Quá trình này dẫn đến sự thay đổi hóa học trên hành tinh của chúng ta.
Nhóm nghiên cứu đã giải thích điều này trên tạp chí Nature Communications (Anh): Các sinh vật gây ra phản ứng trong lượng vật chất hữu cơ thích hợp, để hấp thụ phần lớn oxy trong đại dương. Điều này dẫn đến hiện tượng giải phóng một lượng lớn carbon dioxide. Hiệu ứng này kéo dài trong khoảng 100 triệu năm. Sau đó, oxy do thực vật trên cạn sản xuất ra tích tụ lại, đủ để các điều kiện trên Trái đất trở lại bình thường.
Một lượng carbon dioxide khổng lồ tạo ra hiệu ứng được dự báo trước: Đó là sự gia tăng nhiệt độ đột ngột, dẫn tới hiện tượng mực nước biển dâng lên. Mặc dù, việc thích ứng với nhiệt độ cao không phải là vấn đề lớn, nhưng sự sụt giảm nồng độ oxy tan trong nước biển lại là vấn đề khác. Thiếu oxy trong nước biển đã khiến cho một vài loài sinh vật biển cổ đại tuyệt chủng.