Đồng Hỷ (Thái Nguyên) xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

GD&TĐ - Ngày 27/8, huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 – 2024 và công tác công đoàn khối giáo dục triển khai nhiệm vụ năm học 2024 – 2025.

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Dự chương trình có ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT; bà Hoàng Thu Hằng - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Thái Nguyên. Về phía huyện Đồng Hỷ có ông Nguyễn Văn Ngọc - Bí Thư huyện uỷ huyện Đồng Hỷ; bà Nguyễn Thị Thuỷ - Phó Bí thư thường trực huyện uỷ; ông Vũ Quang Dũng - Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo HĐND, UBND, đại diện các nhà trường.

Năm học 2023 – 2024, toàn huyện Đồng Hỷ có 57 trường, trong đó có 3 trường THPT, 16 trường THCS, 19 trường Tiểu học và 19 trường Mầm non, 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và 15 trung tâm học tập cộng đồng.

Quy mô, mạng lưới trường, lớp từ mầm non đến THCS tiếp tục được điều chỉnh phù hợp với phân bố dân cư, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện. Hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú trên địa bàn huyện phát triển và ngày càng hoàn thiện, nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa có cơ sở vật chất tốt, cảnh quan đẹp.

beauty_1724748140046.jpeg
Ông Vũ Quang Dũng Chủ tịch UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại hội nghị.

Năm học vừa qua, ngành giáo dục huyện Đồng Hỷ đã triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ chương trình GDPT 2018 đối với các khối lớp, chất lượng giáo dục toàn diện tiếp tục được củng cố và nâng cao, chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ. Số lượng học sinh tham gia và đạt kết quả cao trong các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia tiếp tục tăng đáng kể so với năm học trước.

Các phong trào thi đua được triển khai tích cực, tạo khí thế thi đua sôi nổi, công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tiếp tục được đẩy mạnh, phát huy hiệu quả.

Năm học 2024-2025, ngành giáo dục Huyện Đồng Hỷ đề ra mục tiêu tăng cường nền nếp kỷ cương, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và phát triển phẩm chất, năng lực người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh.

beauty_1724750866044.jpeg
Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, huyện cũng đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, phòng chống bạo hành, tai nạn thương tích ở trẻ. Huyện tập trung triển khai chương trình sách giáo khoa mới đối với lớp 5, 9, thực hiện đa dạng hóa nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân góp phần xây dựng xã hội học tập.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi thảo luận về một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THCS Văn Hán; Các giải pháp duy trì trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia gắn với xây dựng trường mầm non hạnh phúc lấy trẻ làm trung tâm và Biện pháp chỉ đạo nâng cao cao hiệu quả chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên ghi nhận biểu dương và chúc mừng những cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục huyện Đồng Hỷ trong năm học vừa qua.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo đề nghị phòng GD&ĐT huyện Đồng Hỷ cần làm tốt công tác tham mưu cho huyện để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học như: Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; Tiếp tục tăng tỷ lệ huy động trẻ tới lớp, triển khai tốt đề án dạy Tiếng Anh; Làm tốt công tác tham mưu tổ chức tuyển dụng giáo viên, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; Đảm bảo các chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh. Đồng thời, quan tâm có kế hoạch đào tạo nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn cho giáo viên.

Nhân dịp này, huyện Đồng Hỷ đã khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong năm học vừa qua.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

Kiev nêu bản chất kinh tế của xung đột

GD&TĐ - Kiev cho rằng, bản chất của cuộc xung đột ở Ukraine là Nga muốn kiểm soát các vùng giàu tài nguyên thiên nhiên như Lithium và đất hiếm, của Ukraine.