Đồng hành cùng nhà giáo: Không ai bị bỏ lại phía sau

GD&TĐ - Quan tâm gia đình cán bộ, GV có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường vùng khó; không để HS khó khăn thiếu thiết bị học tập… thể hiện tinh thần trách nhiệm của Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng.

Gia đình anh Điều, chị Lưu hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng. 
Ảnh: TG
Gia đình anh Điều, chị Lưu hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hải Phòng. Ảnh: TG

Ấm nghĩa tình

Nằm trong con hẻm nhỏ tại ngõ 284 phường Đồng Hòa, quận Kiến An, ngôi nhà nhỏ - tổ ấm của gia đình chị Vũ Thị Lưu (nhân viên Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng) và chồng là anh Đặng Văn Điều đang trong tiến độ hoàn thiện. Để góp thêm kinh phí xây dựng ngôi nhà nhỏ cho vợ chồng chị Lưu, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã quyết định hỗ trợ gia đình chị 30 triệu đồng.

Lãnh đạo Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị cho biết, anh Điều và chị Lưu đều bị khiếm thị. Từng là học sinh của nhà trường, anh chị quen nhau và cùng xây dựng tổ ấm và có bé gái đầu lòng.

Chị Lưu làm nhân viên tại trường. Còn anh Điều bươn trải cuộc sống bằng nghề dịch vụ massage người khiếm thị. Nhưng 2 năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công việc của anh Điều bị ảnh hưởng khiến thu nhập gia đình giảm sút. Căn nhà chừng 50m2 vốn đã lụp xụp, xuống cấp nhưng anh chị không dám sửa chữa, cơi nới.

Nắm được hoàn cảnh của gia đình, với tinh thần “Tương thân tương ái”, Hội Người mù TP Hải Phòng đã vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ gia đình chị Lưu 125 triệu đồng. Sở GD&ĐT thành phố hỗ trợ 30 triệu đồng giúp anh chị trang trải kinh phí xây dựng.

Anh Điều chia sẻ: Kinh phí xây dựng ngôi nhà dự kiến khoảng 300 triệu. Được các cấp ngành quan tâm, đồng nghiệp ủng hộ, gia đình rất ấm lòng. Bên cạnh đó, người thân trong gia đình 2 bên cũng quan tâm, chia sẻ giúp anh chị có được mái ấm an lành. Dự kiến cuối tháng 12, ngôi nhà sẽ hoàn thành.

Nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, gia đình thầy Lê Văn Nhu, giáo viên Trường THPT Nhữ Văn Lan, huyện Tiên Lãng được Công đoàn ngành Giáo dục hỗ trợ 30 triệu đồng xây dựng căn nhà nhỏ. Gia đình thầy Nhu có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều năm phấn đấu trong ngành, cùng sự giúp đỡ của người thân thầy Nhu mới dám thực hiện ước mơ nhỏ nhoi là có căn nhà kiên cố tránh nắng, tránh mưa.

Nhìn dãy nhà vệ sinh khang trang, sạch đẹp vừa được Công đoàn Sở GD&ĐT quan tâm đầu tư, thầy Đào Trọng Dương - Chủ tịch Công đoàn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo xúc động: Công trình này do Công đoàn ngành hỗ trợ với tổng kinh phí  400 triệu đồng. Trước đây, cả trường chỉ có một khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên ở khu A, đã xuống cấp. Toàn bộ dãy phòng học khu D, nhà hội trường chưa có công trình phụ nên khá bất tiện. Được sự quan tâm của sở GD&ĐT, trường có thêm dãy nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên. Sự quan tâm thiết thực của sở GD&ĐT đúng dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam khiến thầy cô giáo nhà trường rất xúc động.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm khánh thành công trình nhà vệ sinh khang trang, hiện đại. Ảnh: TG
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm khánh thành công trình nhà vệ sinh khang trang, hiện đại. Ảnh: TG

Không để học sinh thiếu thiết bị học tập

Dịch Covid-19 tại Hải Phòng đang diễn biến phức tạp, số lượng F0 trong ngành Giáo dục ngày càng gia tăng. Nhiều trường đã chuyển trạng thái từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến.

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng - ông Lê Khắc Nam nhấn mạnh: Với phương châm “tạm dừng đến trường không dừng học”, chuyển sang dạy học trực tuyến là phương án thích ứng an toàn, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều gia đình không đủ khả năng trang bị cho con em mình những thiết bị học tập thiết yếu, dẫn đến nhiều em không có cơ hội học tập.

Với tinh thần quyết tâm “Chống dịch như chống giặc” và lan tỏa yêu thương, truyền thống “tương thân tương ái”, tất cả vì học sinh thân yêu, không để một học sinh nào mất cơ hội học tập vì đại dịch, lãnh đạo thành phố đã phát động và mong muốn chương trình “Sóng và máy tính cho em” lan tỏa mạnh mẽ và nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm.

Gia đình em Trần Mạnh Cường (lớp 12A2, Trường THPT Hải An, quận Hải An) thuộc diện khó khăn của phường Máy Tơ. Mặc dù cố gắng hết sức nhưng bố mẹ Cường không thể sắm thiết bị để em được học trực tuyến. Biết mẹ cực khổ, bố ốm đau bệnh tật nên Cường không dám đòi hỏi, than trách. Biết hoàn cảnh của em, Hội khuyến học quận Ngô Quyền đã vận động trao tặng cho em một máy tính trị giá 8 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Dòn (mẹ Cường) bày tỏ xúc động trước sự quan tâm của các cấp ngành. Có được máy tính giúp Cường học tốt hơn và mong con sẽ nỗ lực đạt kết quả cao trong học tập.

Bên cạnh việc tích cực hưởng ứng chương trình “Sóng và máy tính cho em”, theo thầy Triệu Đình Nam - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Hải 1, quận Hải An, nhà trường tiến hành rà soát tất cả học sinh về trang thiết bị để phục vụ cho dạy học trực tuyến. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường hỗ trợ lắp đặt đường truyền Internet hoặc thiết bị để các em được theo học đầy đủ.

Tuy số tiền hỗ trợ giúp gia đình thầy Nhu xây nhà không nhiều nhưng sự quan tâm của lãnh đạo sở GD&ĐT là niềm an ủi, động viên lớn giúp gia đình thầy vượt qua khó khăn. Thầy Nhu cho biết bản thân yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp trồng người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.