Các nhà khoa học đưa ra dự đoán này dựa trên các mẫu đá kỳ lạ thu thập được ở Mozambique. Những phát hiện mới cũng có thể dẫn tới cái kết cho cuộc tranh luận kéo dài về nguyên nhân gây ra thảm họa núi lửa thời cổ đại.
Có những vết sẹo trên khắp Trái đất là hệ quả từ những vụ phun trào núi lửa khủng khiếp thời kỳ kỷ Jura. Nhiều vụ phun trào trong số đó có thể là nguyên nhân dẫn tới đợt đại tuyệt chủng hàng trăm triệu năm trước. Các nhà khoa học đề xuất 2 giả thiết lý giải thảm kịch này.
Một là các mảng kiến tạo bị xé toạc. Một lục địa trôi dạt về phía bắc, một lục địa khác trôi về phía nam. Qua vết thương mở ra giữa 2 lục địa này, một dòng dung nham phun trào thiêu đốt cả một vùng đất.
Hai là dung nham là nguyên nhân của toàn bộ thảm họa. Một chùm dung nham trỗi dậy từ sâu bên trong và nổ tung sau khi ngoi lên bề mặt Trái đất.
Bằng chứng ban đầu từ những viên đá thu được ở Mozambique ủng hộ lý thuyết thứ hai, theo một bài báo mới được công bố trên tạp chí Lithos tháng 12.
Những viên đá này được tìm thấy ở khu vực tiếp giáp giữa châu Phi và Nam Cực khi 2 vùng đất này còn là một phần của siêu lục địa Pangea.
Các phân tích hóa học cho thấy chúng không bị nhiễm bẩn bởi các yếu tố từ Trái đất. Điều này cho thấy chúng nằm sâu trong lớp vỏ Trái đất, trong lớp phủ- nơi magma được hình thành.
Bên cạnh những viên đá kỳ lạ này, các nhà khoa học còn tìm thấy loại đá núi lửa khác. Tuy nhiên, chúng được hình hành từ những vụ phun trào magma ở gần bề mặt Trái đất.