Đóng cửa Viện Khổng Tử?

GD&TĐ - Cuộc chiến về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ bị cản trở bởi tư tưởng tự do học thuật, đang tiếp tục nóng lên. 

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng, ông hy vọng từ giờ đến cuối năm tất cả các trung tâm văn hóa Trung Quốc mang tên Viện Khổng Tử đặt trong khuôn viên các trường đại học Mỹ sẽ bị đóng cửa. 

Trả lời trên chương trình truyền hình Fox Business ngày 1/9, ông Pompeo nói rằng, có lẽ mọi người đều nhìn thấy những nguy cơ đi cùng các Viện Khổng Tử này và cáo buộc các viện đó “tuyển gián điệp và người hợp tác” ngay trong các trường đại học Mỹ. 

Chính quyền Trump gần đây đã hạn chế hoạt động của các công ty Trung Quốc và ông Pompeo cho biết, trong vài ngày sắp tới chúng ta sẽ thấy “những nỗ lực lớn hơn”. “Mỹ sẽ đối phó với việc này theo cách rất nghiêm túc, tất cả vì lợi ích của nền kinh tế Mỹ” - ông nói. 

Hôm 13/8, Mỹ đã yêu cầu Trung tâm Quản lý các Viện Khổng Tử ở Mỹ (CIUS) phải đăng ký như một đoàn ngoại giao, với cáo buộc trung tâm này là một phần trong “bộ máy tuyên truyền và ảnh hưởng toàn cầu” của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là Washington sẽ phải thẩm định nhân viên, trụ sở, quỹ và chương trình hoạt động của trung tâm này. 

Quyền giám đốc Văn phòng các phái đoàn ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Clifton Seagroves cho biết, việc coi CIUS là đoàn ngoại giao sẽ giúp Bộ Ngoại giao hiểu rõ cách Chính phủ Trung Quốc sử dụng mạng lưới Viện Khổng Tử ở Mỹ gây ảnh hưởng đến các học giả Mỹ như thế nào. 

Đáp lại, CIUS cho biết, họ sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu thông tin của Bộ Ngoại giao Mỹ nhưng không đồng ý với việc coi họ là đoàn ngoại giao, họ cũng không tham gia vào chương trình học, việc tuyển dụng hoặc tài chính của bất kỳ Viện Khổng Tử nào. 

Ở nước Mỹ có 75 Viện Khổng Tử đang hoạt động, trong đó có 65 Viện đặt trong khuôn viên các trường Đại học Mỹ, các viện khác hoạt động như các tổ chức riêng biệt. Trên cả thế giới có hơn 480 Viện Khổng tử.  

Tại Mỹ, các nhà lập pháp và các quan chức giám sát chặt chẽ và gây sức ép ngày càng lớn với các Viện Khổng Tử. Từ năm 2014 đến nay đã có khoảng 45 viện phải đóng cửa, trong đó 2 năm qua đặc biệt nhiều. 

Những bằng chứng chính thức về hoạt động ảnh hưởng của nước ngoài do Viện Khổng tử tiến hành lại không thống nhất với nhau. Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ năm 2019 khi xem xét 10 Viện Khổng Tử cho thấy, cả 10 viện do nhân viên trường học của Mỹ đứng đầu, chứ không phải nhân viên của Chính phủ Trung Quốc. Song một báo cáo khác năm 2017 cho biết, một số Viện Khổng Tử phải tự kiểm duyệt, một số đại học được hưởng ưu đãi tài chính để không chỉ trích Trung Quốc. 

Rõ ràng, trong khi Trung Quốc đang cạnh tranh ngôi vị số 1 với Mỹ thì Mỹ đương nhiên muốn ngăn chặn các ảnh hưởng của đối thủ, nhất là ảnh hưởng ngay trong nước mình. Người Mỹ muốn đóng cửa Viện Khổng Tử sẽ bị coi là hạn chế “tự do học thuật” – khái niệm mà chính Mỹ cổ vũ lâu nay và vì thế  Mỹ đang trong tình trạng khó xử với các tổ chức học thuật này. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.