Động cơ phản lực mới khiến bom lượn trở thành tên lửa

GD&TĐ - Căn cứ hình ảnh thu được, Nga đã sử dụng module lập kế hoạch và hiệu chỉnh mới cho bom không điều khiển.

Động cơ phản lực mới khiến bom lượn trở thành tên lửa

Được biết loại đạn này chứa bộ phận chiến đấu của bom hàng không FAB-250, được tích hợp vào thân module, đi kèm hệ thống dẫn đường quán tính và vệ tinh, cụ thể là phiên bản mới của loại "Kometa" với 8 ăng ten.

Loại đạn này có cơ chế "cơ giới hóa" bộ cánh riêng - một hệ thống cánh gấp và cánh lái ở đuôi, và có thể bao gồm cả động cơ phản lực phía ngoài đi kèm thùng nhiên liệu. Loại đạn này có ghi ngày sản xuất là tháng 2 năm 2024.

Trên thực tế, "quả bom" mới là một loại tên lửa hành trình rẻ tiền, sự hiện diện của hệ thống treo cho thấy rõ loại đạn này là loại dùng để phóng từ trên không.

Phiên bản mới của bom gắn module UMPC vừa được phía Ukraine thu giữ.
Phiên bản mới của bom gắn module UMPC vừa được phía Ukraine thu giữ.

Sự hiện diện của động cơ phản lực có nghĩa là tầm xa của loại bom mới này lớn hơn loại tiêu chuẩn lắp module UMPC, nhưng vẫn kém xa so với tên lửa hành trình.

Nhưng đây chưa phải là sản phẩm kỳ lạ nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Nga được ghi nhận, mới đây có hình ảnh cho thấy người Nga đang thử nghiệm máy bay không người lái tấn công FPV được trang bị kênh liên lạc bằng dây dẫn.

Quân đội Ukraine đã phát hiện trên chiến trường một chiếc máy bay không người lái tấn công FPV còn sót lại của Nga có thiết kế khác thường, vì ngoài bộ phận chiến đấu, nó còn mang theo một cuộn dây không rõ mục đích.

Việc sử dụng liên lạc bằng dây trong điều khiển máy bay không người lái mang lại một lợi thế quan trọng: chiếc FPV như vậy trở nên bất khả xâm phạm trước các phương tiện tác chiến điện tử của chính nó và của đối phương.

Máy bay không người lái FPV của Nga với hệ thống liên lạc bằng cáp hữu tuyến.
Máy bay không người lái FPV của Nga với hệ thống liên lạc bằng cáp hữu tuyến.

Nhờ có dây, người điều khiển máy bay không người lái sẽ nhận tín hiệu video liên tục không bị gián đoạn với chất lượng cao, điều này sẽ làm tăng đáng kể độ chính xác và hiệu quả của cú đánh.

Ngoài ra hiện tượng "đường chân trời vô tuyến điện từ " cũng biến mất đối với người điều khiển, khả năng liên lạc sẽ chỉ biến mất ở những mét cuối cùng của chuyến bay.

Hiện tại vẫn chưa biết vì sao quân Nga lại phát triển máy bay không người lái loại này và dự án đang ở giai đoạn nào, nhưng thực tế là nguyên mẫu đầu tiên đã xuất hiện trên tiền tuyến.

Nga đang sản xuất hàng loạt máy bay không người lái FPV phục vụ yêu cầu chiến trường.

Theo Militarnyi

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ