Đối phó căn bệnh thời hiện đại

GD&TĐ - Bên cạnh tiện ích vượt trội, sự phát triển của thời đại công nghệ số và các mạng xã hội như Facebook, Twitter... cũng đang khiến con người vô tình bị “lao dốc” vào những căn bệnh mà khiến chính bản thân họ không hề nhận ra. Trầm cảm là một trong số những căn bệnh nguy hiểm đó.

Đối phó căn bệnh thời hiện đại

Bệnh trầm cảm là gì?

Theo giới chuyên môn, hội chứng trầm cảm hay bệnh trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850. 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Trầm cảm thường bắt đầu từ tình trạng stress trong cuộc sống hằng ngày, nếu không giải tỏa kịp thời mà để kéo dài sẽ dẫn đến các rối loạn lo âu và trầm cảm nặng.

Một cá nhân không có sự hỗ trợ của các mối quan hệ xung quanh thì sẽ rất khó thoát ra khỏi trầm cảm vì bệnh thường kết hợp với những rối loạn lo âu như các loại rối loạn ám ảnh, rối loạn ăn uống, khó kiểm soát xung động hành vi dẫn đến lạm dụng và lệ thuộc thuốc gây nghiện, rượu, nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát.

Một số trường hợp đau nhức nửa đầu, đau nhức cơ và hội chứng kích thích ruột cũng là những biểu hiện của trầm cảm.

Dấu hiện nhận biết bệnh trầm cảm

Đặc trưng của bệnh trầm cảm là người bệnh thường có cảm giác buồn bã, chán nản, mất sinh lực, mất năng lượng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kèm theo đó là những biểu hiệu có thể dễ dàng nhận biết như: Nét mặt trầm buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi; Mất hứng thú trong cuộc sống; Ăn ít, không ngon, nhạt miệng; Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy không khỏe; Đầu óc khó tập trung, do dự không “quyết” được, không đối phó được; Hay than nhức đầu, mỏi cổ, mỏi gáy...

Cũng có trường hợp luôn cảm giác lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ giận. Người còn đi làm thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm hết việc, đãng trí, cảm thấy bế tắc. Tự nghĩ chán đời như có lỗi với người thân với gia đình, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm cách chết...

Phương pháp điều trị

Nếu mặc bệnh trầm cảm, điều quan trọng là người bệnh và bác sĩ cần phải thử một vài phương pháp trị liệu trước khi áp dụng một phương pháp điều trị phù hợp cho bạn. Dưới đây là một số phương pháp để bạn tham khảo.

* Muốn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi. Nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc nhà, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghệ thuật mà mình yêu thích.

Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.

* Hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc... Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.

* Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo mới.

* Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc: Bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...

* Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: Mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm kiểu tóc mới, món ăn mới...

* Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi massage...

* Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

* Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sĩ liệu pháp tâm lý.

* Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt. Không uống chè và cà phê đặc...

* Nếu thường xuyên bị đau đầu, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem nguyên nhân gì và thực hiện cách làm việc cũng như nghỉ ngơi hợp lý. Để điều trị thành công, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo.

Ngoài ra, bạn nên chú ý để có được một giấc ngủ ngon ban đêm. Một số nghiên cứu còn cho thấy, hoạt động thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

Theo Family

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...