Đổi mới dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT

GD&TĐ - Chiều 3/11, Trường ĐH Công đoàn tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia ‘Đổi mới dạy và học ngành Luật trước tác động của ChatGPT’.

Toàn cảnh Hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn nhấn mạnh, trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo (AI) và các công nghệ liên quan đã, đang đưa đến sự thay đổi đáng kể cho nhiều ngành, lĩnh vực, trong đó bao gồm cả giáo dục.

Với giáo dục đại học, việc tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các công nghệ này đối với dạy - học pháp luật là cần thiết và mang tính cấp bách. “Vì vậy, trong khuôn khổ của hội thảo, chúng ta cùng xem xét, đánh giá tác động của ChatGPT đến lĩnh vực giáo dục nói chung và dạy – học pháp luật nói riêng” - PGS.TS Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại hội thảo.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng – Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn phát biểu tại hội thảo.

Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn, việc tích hợp các công nghệ ChatGPT, AI và cách mạng công nghiệp 4.0 vào giáo dục phải là ưu tiên chiến lược cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Điều này đòi hỏi đầu tư thoả đáng vào đào tạo nhân lực và cập nhật cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.

Muốn vậy, các cơ sở giáo dục, đào tạo cần thiết lập các chỉ dẫn rõ ràng về việc sử dụng các công nghệ này một cách liêm chính (đạo đức) và có trách nhiệm. Cần đầu tư đủ kinh phí cho việc phát triển và bảo trì các công nghệ giáo dục tiên tiến.

Đề cập đến “Tứ giác diệu kỳ” và “Bốn bộ giáo” trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy Luật lệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; PGS.TS Hoàng Phước Hiệp – Chủ nhiệm Khoa Luật kinh tế, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) – chia sẻ:

Theo PGS.TS Hoàng Phước Hiệp, đổi mới dạy - học ngành Luật trước tác động của cách mạng 4.0 là nhu cầu cấp thiết đối với mọi cơ sở đào tạo ngành này. Theo đó, có thể tiến hành các giải pháp khác nhau, không có khuôn mẫu chung cho các cơ sở đào tạo ngành Luật. Sự đổi mới đó phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, tình hình cụ thể và chiến lược cũng như các yếu tố khác của mỗi cơ sở đào tạo.

"Vùng an toàn" và "Vùng không an toàn" trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học cần được tính toán, cân nhắc cẩn thận với sự chỉ đạo cụ thể từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, PGS.TS Hoàng Phước Hiệp trao đổi.

PGS.TS Hoàng Phước Hiệp trao đổi, tham luận tại hội thảo.

PGS.TS Hoàng Phước Hiệp trao đổi, tham luận tại hội thảo.

Theo TS Nguyễn Như Hà - Khoa Luật Kinh tế, Học viện Chính sách và Phát triển, giai đoạn hiện nay, đào tạo ngành Luật đứng trước những biến đổi sâu sắc của xã hội. Ngoài xu hướng bùng nổ của AI, Chat GPT, còn có xu hướng tự chủ đại học, xã hội hóa giáo dục và “đại học thông minh”.

Tuy nhiên, để quá trình dạy - học các học ngành luật đạt hiệu quả và đầu ra của quy trình đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động; TS Nguyễn Như Hà cho rằng, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, cùng các quy định khuyến khích ứng dụng AI Chatbots trong các trường đại học ở Việt Nam. Song, cũng cần thiết tạo ra những ngưỡng cho phép đối với quá trình này để đảm bảo không gây ra tác động ngược với xã hội.

TS Nguyễn Như Hà chia sẻ tại hội thảo.

TS Nguyễn Như Hà chia sẻ tại hội thảo.

PGS.TS Lê Mạnh Hùng khuyến nghị, cần thúc đẩy nghiên cứu về giảng dạy pháp luật để đánh giá hiệu quả và tác động của các công nghệ mới. Thiết lập các đối tác với các công ty công nghệ để giữ vị trí tiên phong của sự đổi mới.

Đồng thời, cần giới thiệu các mô-đun đào tạo về các công nghệ mới nổi trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng liên tục cho giảng viên. Áp dụng cách tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm, sử dụng dữ liệu để tùy chỉnh (đổi mới) trong việc giảng dạy và học tập.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

loa nén phóng thanh vienthongvietgia.com Cách tạo Zalo Chatbot miễn phíluật sư tư vấn luật đất đai online