Đòi hỏi Luật Ngân sách Nhà nước phải có sự thay đổi căn bản

GD&TĐ - Ngân sách Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều chỉnh hoạt động thu, chi tiền tệ của quốc gia.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Chín đã kế thừa và phát huy những mặt tích cực của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002.

Các quy định trong luật đã góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch, dân chủ, công khai trong công tác quản lý, bảo đảm ngân sách Nhà nước được sử dụng hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Hoạt động thu, chi, huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro ngân sách được kiểm soát chặt chẽ. Kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính được nâng cao, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng…

Dù vậy, trong bối cảnh mới, với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội và yêu cầu cấp thiết của đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đòi hỏi Luật Ngân sách Nhà nước phải có sự thay đổi căn bản.

Lý do phải có sự thay đổi căn bản, như lý giải của Bộ Tài chính là bởi sau hơn 8 năm thực hiện, những tác động khách quan đã làm thay đổi cơ cấu thu, chi. Ngân sách Trung ương dù vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm, trong khi yêu cầu, đòi hỏi cần tăng cường hơn nữa tính chủ động của ngân sách địa phương.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, tổng hợp dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương; việc chấp hành, quyết toán ngân sách Nhà nước cũng đã phát sinh một số điểm hạn chế, bất cập. Bởi vậy, việc sửa đổi tổng thể Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 là hết sức cần thiết.

Thực hiện yêu cầu này, Bộ Tài chính đã xây dựng dự thảo Luật theo hướng thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước; luật hóa những vấn đề đã rõ, phù hợp với thực tiễn. Đồng thời quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, việc sửa Luật thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”. Kế thừa và phát huy những thành tựu của luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Dự thảo Luật cũng đề xuất tăng thẩm quyền cho Chính phủ trong việc quyết định điều chỉnh dự toán thu, chi của một số bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhưng không làm tăng mức vay, bội chi ngân sách Nhà nước.

Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách theo hướng phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cấp. Ưu tiên bố trí nguồn lực cho những nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tối ưu hóa quy trình, thủ tục trong công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách. Xóa bỏ cơ chế xin - cho, dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực, thủ tục hành chính trong công tác quản lý, phân bổ ngân sách…

Tại Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự án Luật, nhiều chuyên gia khẳng định, việc sửa đổi toàn diện là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc quản lý, sử dụng tài chính ngân sách Nhà nước, nhất là trong bối cảnh tổ chức, bộ máy đang được tiến hành cải tổ mạnh mẽ như hiện nay.

Ý kiến khác cũng cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước sẽ góp phần quan trọng để nước ta có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Ngân sách Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều chỉnh hoạt động thu, chi tiền tệ của quốc gia. Giúp củng cố và nâng cao vị trí, vai trò của công tác tài chính, ngân sách Nhà nước, góp phần ổn định và thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội…

Bởi vậy, việc sửa đổi luật là hết sức cần thiết, là bước đi quan trọng, đặt nền tảng để đưa nước ta tiến nhanh vào giai đoạn phát triển mới bởi nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý vững chắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. (Ảnh: ITN).

5 loại nồi, chảo không nên mua

GD&TĐ - Nhiều loại nồi, chảo trên thị trường không chỉ khó sử dụng mà còn độc hại. Vì vậy, chúng ta phải hết sức chú ý khi lựa chọn.