Độc lạ: Ti vi giúp người xem nếm vị thức ăn

GD&TĐ - Nghe có vẻ khó tin khi nói về ý tưởng sáng tạo ra chiếc ti vi có màn hình có thể nếm được, Homei Miyashita tin rằng nó là một phần của tương lai nhân loại.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một giáo sư tại một trường đại học Nhật Bản đã gây bất ngờ khi tạo ra sáng kiến về chiếc ti vi với màn hình mà người xem có thể nếm thử mùi vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Được đặt tên là Taste the TV (TTTV), chiếc ti vi được phát triển bởi Homei Miyashita, một giáo sư tại Đại học Meiji danh tiếng ở Nhật Bản, như một bước tiến tới trải nghiệm về đa giác quan thực sự.

Thiết bị hấp dẫn sử dụng một băng chuyền gồm 10 hộp hương liệu được phun kết hợp để tạo ra hương vị của một loại thực phẩm cụ thể.

Sau đó, nó được cuộn lên phim vệ sinh trên màn hình ti vi phẳng và người xem có thể nếm thử. Miyashita tin rằng công nghệ này có thể giúp mọi người kết nối và tương tác ngay cả khi ở khoảng cách xa.

Nhà nghiên cứu người Nhật Bản nói với Reuters: "Điều này giống như xem một bộ phim hoặc nghe một bài hát mà bạn thích. Tôi hy vọng mọi người có thể thưởng thức hương vị của món ăn từ các nhà hàng mà họ yêu thích, bất kể họ ở đâu trên thế giới giống như đang ăn ngay tại nhà hàng", Homei Miyashita cho biết.

Nghe có vẻ khó tin khi nói về ý tưởng sáng tạo ra chiếc ti vi có màn hình có thể nếm được, Homei Miyashita tin rằng nó là một phần của tương lai nhân loại.

Vị giáo sư người Nhật hình dung ra một thế giới nơi mọi người có thể “nếm” các hương vị mà họ thấy trên ti vi và để chúng được tái tạo lại bằng băng chuyền hương vị. Ông cũng hy vọng sẽ tạo ra một nền tảng nơi người xem có thể thưởng thức và lấy mẫu thị hiếu từ khắp nơi trên thế giới.

Miyashita nói với các phóng viên rằng, nếu thiết bị Taste-the-TV của anh ấy có sẵn trên thị trường ngay bây giờ, nó có thể sẽ tốn khoảng 100.000 yên (875 USD) để sản xuất.

Cũng có thể phát minh kỳ lạ này không bao giờ được tung ra thị trường, nhưng khái niệm đằng sau nó có thể tìm thấy đột phá trong ngành kinh doanh thực phẩm.

Nhà sáng chế tuyên bố rằng. ông đã đàm phán với các công ty về việc sử dụng công nghệ băng chuyền phun của mình cho nhiều mục đích khác nhau, như áp dụng hương vị cho bánh mì nướng hoặc bánh pizza.

Sinh viên Meiji Yuki Hou, 22 tuổi, là người trải nghiệm ti vị nếm thử mới trong buổi trình diễn thử nghiệm. Cô nói rằng muốn nếm sô cô la ngọt ngào, giọng nói kết nối với ti vi và màn hình chiếu hình ảnh về sô cô la.

Cùng lúc đó, các tia hương vị phun lên màn hình giúp cô có thể nếm thử. Meiji Yuki Hou cho biết: "Nó giống như vị sô cô la sữa, rất ngọt".

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.