GD&TĐ - Triển lãm gồm các tác phẩm ảnh, chiếu phim, áp phích, trưng bày hiện vật. Đặc biệt, triển lãm sử dụng phương thức truyền tải dễ hiểu, gần gũi, rất thích hợp với các bạn nhỏ.
Triển lãm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
Triển lãm “Sông kể chuyện nhựa” hiện giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của chất thải nhựa và vai trò của từng cá nhân trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ những hành động nhỏ. Triển lãm diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội cho đến ngày 15/3.
Không gian của triển lãm được chia làm hai, phía bên ngoài trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của tác giả Trương Đại Dương và tác giả Nguyễn Việt Hùng.
Triển lãm cũng trưng bày một tác phẩm sắp đặt độc đáo được thực hiện bởi các bạn trẻ tại Hà Nội. Theo dòng chảy của mô hình được trưng bày, khách tham quan có thể thấy các hình ảnh thể hiện hành vi vô tình của con người nhưng có tác động lớn đến môi trường, cũng như mong muốn về một thế giới xanh, sạch, đẹp hơn và các thông số phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường được tổng hợp, chọn lọc từ những báo cáo trong lĩnh vực này.
Triển lãm thuộc chuỗi các hoạt động "Chung tay giảm thiểu chất thải nhựa" trong khuôn khổ dự án "Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển".
Triển lãm do Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường và Đại sứ quán Hà Lan phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về nhựa (NPAP), Viện Goethe và các đối tác giảm rác thải nhựa khác phối hợp tổ chức.
GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...
GD&TĐ - Hậu quả của việc bỏ bữa có rất nhiều, gồm tăng cân, táo bón. Vì vậy, theo chuyên gia, bạn hãy suy nghĩ trước khi bỏ bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối.