Dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Đặc biệt, cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị giáo dục đang bị tác động rất lớn, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Anh Nguyễn công Đạt, Phụ trách kinh doanh của Công ty Thiết bị giáo dục Song Việt EEC cho biết, các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị giáo dục chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch Covid-19 kéo dài. Hai năm dịch học sinh ko đi học thì cũng không có ai mua hàng. Doanh thu của công ty 2 năm nay chỉ bằng 20% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch).
Anh Đạt cũng cho biết, so với các năm truớc thì năm nay lượng bán hàng chủ yếu qua online, tuy nhiên, do học sinh hiện phần lớn là học online nên các cơ sở giáo dục không có nhu cầu mua sắm đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh các thiết bị giáo dục không có đơn hàng. Nói về việc doanh nghiệp đã làm gì để thích ứng trong dịch? Anh Đạt cho hay, giờ khách hàng không có, công ty anh cũng thích ứng như nhiều doanh nghiệp hiện nay bằng cách giảm công nhân, co cụm để cầm cự vượt qua.
Trong đợt dịch Covid – 19 lần thứ 4 bùng phát trở lại, dự báo số doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất hoặc phá sản sẽ tăng cao khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì do tính hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nay bị bế quan tỏa cảng sẽ gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất sẽ tăng nhanh.
Phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Không tiếp cận được khách hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh thu giảm mạnh, phải cho nhiều lao động nghỉ việc, đến nay vẫn lao đao.
Theo một khảo sát đánh giá tác động của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp, được thực hiện bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, trên 87% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Các lĩnh vực như dệt may, truyền thông, bất động sản, sản xuất thiết bị điện, xe có động cơ, giáo dục, lao động, bán lẻ, điện tử, du lịch,... bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Có thể thấy, dịch COVID-19 đã gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mở ra nhiều cơ hội để các ý tưởng, dự án khởi nghiệp nắm bắt thời cơ, tìm ra hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
Nhu cầu mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) trong mùa Covid-19 tăng cao đột biến do việc chuyển đổi sang học trực tuyến. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner ước tính, số lượng máy tính PC (bao gồm máy tính bàn và laptop) bán ra tăng 30% từ quý 1 năm 2021.
Từ xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu của người dân hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nào còn khả năng chuyển đổi thì phải mạnh dạn chuyển đổi sang các sản phẩm mà xã hội đang cần, vừa duy trì hoạt động vừa tạo việc làm cho người lao động.
Nắm bắt được xu thế ấy, nhiều cơ sở kinh doanh đã thay đổi mô hình từ kinh doanh các thiết bị dạy học truyền thống sang các loại thiết bị giáo dục thông minh, các thiết bị tương tác thông minh như bảng viết tương tác thông minh, màn hình tương tác thông minh hay máy đo nhiệt độ thông minh dành cho trường học, camera đo nhiệt độ...
Nhiều đơn vị kinh doanh không chỉ đơn thuần sản xuất và cung ứng thiết bị giáo dục và đồ chơi cho trẻ em thông minh, giờ đây, họ còn triển khai dịch vụ tổng đài hotline để tư vấn, thiết kế, sản xuất và lắp đặt các thiết bị giáo dục (bàn, ghế, phòng thí nghiệm, thiết bị phòng học, thiết bị chiếu sáng học đường, các thiết bị vui chơi cho trẻ ở bậc mần non và tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các khu vui chơi giải trí, nhà văn hoá thanh, thiếu niên, công viên… Các sản phẩm góp phần quan trọng vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Ngoài ra, những doanh nghiệp còn hướng tới sản xuất đồ chơi phù hợp cho nhiều lứa tuổi phát triển của trẻ nhỏ, mẫu mã bắt mắt rất được các bố mẹ yêu thích mua cho con mình.
“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"