Doanh nghiệp bất động sản xin nới room tín dụng, giãn nợ

GD&TĐ - Hàng loạt các “ông lớn” bất động sản đã đưa ra nhiều đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ổn định thị trường bất động sản.

Doanh nghiệp bất động sản xin nới room tín dụng, giãn nợ

Hệ số rủi ro ngành bất động sản lên tới 200%

Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng nay (8/2), nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn cũng đã có những kiến nghị chủ yếu xoay quanh vấn đề nguồn vốn tín dụng, trái phiếu và pháp lý.

Các doanh nghiệp bất động sản nhìn nhận rủi ro trên thị trường hiện nay mang tính hệ thống khi thị trường chứng khoán giảm rất mạnh, gần như mạnh nhất thế giới. Cùng với đó, thị trường trái phiếu có những thay đổi lớn về quy định pháp luật dẫn đến một số khó khăn nhất thời.

Ông Phạm Thiếu Hoa, Chủ tịch HĐQT Vinhomes nêu ra 3 vướng mắc liên quan tới tín dụng bất động sản. Trong đó, vướng mắc lớn nhất của các doanh nghiệp bất động sản hiện nay là mục đích vay vốn.

Theo ông Hoa, các công ty bất động sản khi góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào các doanh nghiệp khác, trên quan điểm thận trọng của các ngân hàng thương mại, sẽ không tài trợ cho vay để góp vốn mua bán mà quy vào hoạt động cho vay, góp vốn đầu tư cổ phiếu, cổ phần nhưng quy định này đang bị hạn chế bởi Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, khi triển khai các dự án bất động sản, ngay từ đầu có nhiều chi phí phát sinh, không phải khoản nào cũng được các ngân hàng giải ngân. Trước đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thuận lợi, các doanh nghiệp thường sử dụng vốn huy động này để trang trải chi phí ban đầu.

Vướng mắc thứ hai là về lãi suất vay vốn. Ông Hoa cho biết, bất động sản đang chịu hệ số rủi ro cao lên tới 200% so với hoạt động kinh doanh thông thường, ảnh hưởng đến nhà đầu tư và khách hàng. Việc hạn chế room tín dụng cho vay bất động sản cũng đang đẩy lãi suất cho vay tăng lên.

Vướng mắc thứ ba là tài sản đảm bảo. Trên quan điểm tiếp cận thận trọng và lo ngại về rủi ro thị trường, ông cho biết các ngân hàng thương mại yêu cầu tỷ lệ tài sản đảm bảo cao hơn vốn vay thông thường. Chính vì vậy, khi các dự án đang triển khai, chủ đầu tư phải bổ sung các tài sản đảm bảo khác.

Đề xuất nới room tín dụng, giảm lãi suất

Từ những vướng mắc trên, lãnh đạo Vinhomes đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng làm rõ các quy định, tháo gỡ các vướng mắc về mục đích vay vốn và hình thức giải ngân tại các văn bản hướng dẫn, có biện pháp tháo gỡ về cơ chế liên quan đến việc xếp loại và kiểm soát cho vay trong lĩnh vực bất động sản.

"Bên cạnh đó, cần bổ sung các cơ chế chính sách đặc thù cho các nhà đầu tư lớn, các dự án có đầy đủ pháp lý mang tính trọng điểm, tránh tình trạng cào bằng. Đồng thời có biện pháp giảm dần lãi suất để hỗ trợ khả năng tài chính cho người dân và chủ đầu tư", ông Hoa nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, những dự án đầy đủ pháp lý không nên bị đánh giá ở tỷ lệ rủi ro khác với các lĩnh vực thông thường khác. Ngoài ra, đại diện VinGroup cũng kiến nghị cần bổ sung chính sách đặc thù với các nhà đầu tư lớn, các dự án đầy đủ pháp lý,… tránh cào bằng giữa các nhà đầu tư, các dự án. Đồng thời, về lãi suất, cần có giải pháp giảm dần lãi suất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và khách hàng.

Nhiều đề xuất được đưa ra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ổn định thị trường bất động sản.

Nhiều đề xuất được đưa ra tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để ổn định thị trường bất động sản.

Ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land tại hội nghị cũng cho biết, những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản một phần cũng đến từ việc các kênh huy động vốn trái phiếu và cổ phiếu đang bị tắc nghẽn.

Để giải quyết những trở ngại này, các cơ quan ban ngành cần xem xét có phương án hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước nới room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh và đầu tư sẽ là một trong những nhân tố quan trọng để hỗ trợ ngành vượt qua khó khăn.

"Câu chuyện nằm ở chỗ Ngân hàng Nhà nước nới lỏng room cho vay để doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư để phát triển bất động sản. Lúc đó, doanh nghiệp mới phát triển lành mạnh và nhà đầu tư trái phiếu mới quay trở lại thị trường. Bởi trong bối cảnh hiện nay, các trái chủ đang rất lo ngại về việc các doanh nghiệp có tồn tại được hay không, có bán được sản phẩm không… Do đó, tôi đề xuất Ngân hàng Nhà nước nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ”, ông Khương nhận định.

Cùng quan điểm, ông Lê Trọng Khương - Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land cho rằng, việc nới room cũng là điều cần thiết để doanh nghiệp có nguồn vốn kinh doanh, đồng thời qua đó gia tăng niềm tin ở các trái chủ để họ tiếp tục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm được đưa ra thị trường. "Nếu không có chính sách hỗ trợ quyết liệt thì đến một lúc nào đó chuyện nhảy nợ là có thể xảy ra. Cho nên ở góc độ Tập đoàn Hưng Thịnh và Hưng Thịnh Land, chúng tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép cơ cấu, giãn nợ để tránh trường hợp nhảy nợ. Điều này đồng thời sẽ hỗ trợ cho việc giải ngân các khoản nợ tiếp theo để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh", ông Khương kiến nghị.

Riêng tại Novaland, bà Đỗ Thị Phương Lan, Phụ trách tư vấn Dự án tái cấu trúc Novaland cho hay khi làm việc với chủ nợ là các tập đoàn quốc tế, tất cả đều thống nhất những khó khăn hiện nay là rủi ro hệ thống, rủi ro của toàn thị trường.

Do đó, các bên chấp thuận phương án cơ cấu lại các khoản nợ cho phù hợp hơn với tình hình đang diễn ra ở Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp không rơi vào tình trạng vỡ nợ hay vi phạm, vi phạm chéo các khoản vay.

Tuy nhiên, khi tạm thời thỏa thuận xong với các chủ nợ quốc tế, doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi làm việc với các chủ nợ trong nước.

"Chúng tôi hy vọng Ngân hàng Nhà nước xem xét cho các tập đoàn bất động sản được tái cấu trúc nợ, giãn nợ trong 24-36 tháng", bà Lan đề xuất ý kiến.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Blog Credit card Chia sẻ kiến thức thẻ tín dụng Khu đô thị Hồng Hạc City định giá vô hình thấu chi là như thế nàoCách mở thẻ tín dụng không cần chứng minh thu nhập Bảng giá The Senique Hanoi CapitalandCăn hộ Opal Boulevard Phạm Văn Đồngtin alma resort cam ranh mới nhấtCăn hộ Eaton park quận 2Sản phẩm đất Lâm Đồng giá rẻ