Nói cách khác, các vấn đề về gan, phổi và tim có thể xuất hiện ở móng tay của bạn.
Móng tay nhợt nhạt
Móng tay nhợt nhạt, còn được gọi là hiện tượng leukonychia. Tình trạng này có thể là kết quả của một số nguyên nhân như chấn thương, thiếu máu, thiếu hụt dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, dấu hiệu bệnh tim hoặc thận hay thậm chí là ngộ độc.
Móng tay trắng
Nếu móng tay chủ yếu có màu trắng với viền sẫm màu hơn, điều này có thể chỉ ra các vấn đề về gan. (Ảnh: ITN) |
Nếu móng tay chủ yếu có màu trắng với viền sẫm màu hơn, điều này có thể chỉ ra các vấn đề về gan, chẳng hạn như viêm gan. Đặc biệt nếu vùng da quanh ngón tay cũng bị vàng da, đó có thể là một dấu hiệu khác của bệnh gan.
Móng tay màu vàng
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến móng tay màu vàng là nhiễm nấm. Khi tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn, nền móng có thể co lại, móng dày lên và vỡ vụn.
Trong một số ít trường hợp, móng tay màu vàng là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh tuyến giáp nặng, bệnh phổi, tiểu đường hoặc bệnh vẩy nến.
Móng tay hơi xanh
Móng tay có màu hơi xanh thường là do cơ thể không nhận đủ oxy. Điều này chỉ ra vấn đề về phổi, chẳng hạn như khí thũng. Một số vấn đề về tim cũng liên quan đến móng tay hơi xanh.
Móng tay gợn sóng
Nếu bề mặt móng gợn sóng hoặc rỗ, đây thường là dấu hiệu sớm của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Sự đổi màu của móng là rất phổ biến; vùng da dưới móng có thể có màu nâu đỏ.
Móng tay bị nứt hoặc tách
Móng tay khô, giòn, thường xuyên nứt hoặc tách có liên quan đến bệnh tuyến giáp. Vết nứt hoặc tách kết hợp với màu hơi vàng có nhiều khả năng là do nhiễm nấm.
Móng tay sưng húp
Viêm quanh móng mãn tính là tình trạng gây viêm, tấy đỏ, đau và sưng các nếp gấp da cũng như các mô xung quanh móng. Nó thường là kết quả của chất kích thích hoặc chất gây dị ứng nhưng cũng có thể do nấm Candida albicans, các bệnh nhiễm trùng khác hoặc bệnh vẩy nến gây ra.
Đường đậm bên dưới móng tay
Sự đổi màu móng tay này được gọi là melanonychia, gây ra bởi sắc tố melanin. Có một số nguyên nhân có thể xảy ra bao gồm ung thư da, nhiễm trùng hoặc chấn thương.
Móng tay bị gặm
Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, nhưng trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu của sự lo lắng dai dẳng, tốt nhất nên được điều trị. (Ảnh: ITN) |
Cắn móng tay là thói quen của nhiều người, nhưng trong một số trường hợp, đó là dấu hiệu của sự lo lắng dai dẳng, tốt nhất nên được điều trị.
Cắn hoặc giật móng tay cũng có liên quan đến chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu bạn không thể dừng lại, bạn nên thảo luận với bác sĩ.
Móng tay chỉ là một phần của vấn đề
Cho dù những thay đổi ở móng đi kèm với nhiều tình trạng bệnh nhưng những thay đổi này hiếm khi là dấu hiệu quyết định.
Theo giới chuyên môn, nhiều bất thường về móng tay là vô hại, chẳng hạn không phải ai có móng tay trắng đều bị viêm gan. Nếu bạn lo lắng về vẻ ngoài của móng tay, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ da liễu.
Thực tế, móng hỗ trợ và bảo vệ các đầu ngón tay và ngón chân nhạy cảm của chúng ta. Móng còn giúp chúng ta nhặt đồ vật, gãi ngứa hoặc tháo nút thắt. Móng tay mọc nhanh hơn móng chân khoảng ba lần.
Các vấn đề về móng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Chế độ ăn uống thường không gây ra những thay đổi bất thường ở móng tay, trừ khi người đó bị suy dinh dưỡng nặng.
Một số tình trạng móng cần được điều trị chuyên nghiệp từ bác sĩ, trong khi những tình trạng khác chỉ cần những thay đổi nhỏ trong lối sống. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy nghi ngờ, hãy tìm tư vấn y tế.
Các vấn đề về móng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề về móng bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và các bệnh về da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Nguyên nhân gây ra các vấn đề về móng chân bao gồm chấn thương, giày không vừa vặn, tuần hoàn kém, cung cấp dây thần kinh kém và nhiễm trùng. Các vấn đề về móng chân có thể được bác sĩ chuyên khoa chân điều trị dứt điểm.