Giáo viên thêm thời gian hiểu và tâm huyết thực hiện
Khoảng thời gian 1 năm học sẽ được giành thêm cho việc rà soát, xem xét lại chương trình, tập huấn giáo viên, tuyên truyền trong phụ huynh và dư luận xã hội để cùng hiểu, cùng thấm thì khi triển khai mọi việc sẽ thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Bản thân giáo viên hiện nay còn khá mơ hồ, thậm chí hoang mang trước những thay đổi. Vì vậy, chính đội ngũ giáo viên phải hiểu, hào hứng và coi đổi mới là động lực để phấn đấu, cùng góp phần vào công cuộc cải cách giáo dục. Vì khi bản thân giáo viên cũng chưa hiểu, chưa thông nên sẽ có nhiều phản ứng!
Vấn đề cốt lõi, theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Thúy Minh chính là ở đội ngũ giáo viên. Chỉ khi giáo viên thông hiểu và hào hứng thì cảm hứng sẽ nhanh chóng lan tỏa đến phụ huynh, tạo nên sự gắn bó và đồng thuận về mặt chủ trương, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện.
Trong nhiều năm gắn bó với nghề giáo với tư cách một giáo viên, nhà quản lý trực tiếp tại cơ sở giáo dục, kinh nghiệm cho thấy mọi thay đổi không nên làm ồ ạt mà phải làm thật chắc chắn, cần có đủ thời gian để các địa phương chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, dư luận phụ huynh chuẩn bị về mặt tâm thế đón nhận và cùng thực hiện thì đổi mới sẽ thành công.
Lộ trình hợp lý
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, năm học 2019 - 2020 sẽ bắt đầu và chỉ áp dụng cho chương trình, SGK mới ở lớp 1; năm tiếp theo triển khai đến lớp 2, lớp 6; năm thứ 3 đến lớp 3, lớp 7, lớp 10; sau đó đến lớp 4, lớp 8, lớp 11 và cuối cùng là lớp 5, lớp 9, lớp 2.
Với lộ trình này, bà Nguyễn Thị Thúy Minh cho rằng hợp lý hơn, vì nội dung kiến thức và đầu môn học ở các cấp THCS và THPT phức tạp hơn nên cần có nhiều thời gian để chuẩn bị kỹ hơn. Các cấp học này cũng đòi hỏi trang thiết bị, hạ tầng cơ sở vật chất nhiều hơn cấp học dưới.
Lộ trình áp dụng được điều chỉnh đối với học sinh lớp 1 là một điểm cộng rất lớn vì các em chưa từng tiếp cận chương trình và sách giáo khoa nên dạy thế nào, chương trình gì thì cũng vẫn là sự làm quen của các em trong những bước khởi đầu.
Đối với bậc Tiểu học, hiện nay, học sinh đang quen với cách dạy cũ, chương trình, môn học cũ nên khó tiếp cận và chính giáo viên cũng phải tiếp cận dần. Kiến thức được xây dựng đồng tâm từ lớp 1 lên lớp 5 nên học sinh các lớp 2,3,4,5 chương trình cũ sẽ khác chương trình mới! Sẽ có những cái lớp 1 cũ chưa học, nếu lớp 2 mới thay đổi sẽ không logic và thiếu tính hợp lý. Hơn nữa trình độ giáo viên cũng hạn chế (đặc biệt với giáo viên lâu năm) sẽ khó thích ứng ngay với chương trình mới!.
Bởi vậy, khi áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới, nhà trường sẽ chọn lựa những giáo viên có trình độ chuyên môn tốt nhất để tham gia dạy lớp 1. Trong năm học đó, giáo viên lớp 2 sẽ tăng cường nghiên cứu, dự giờ để học tập và rút kinh nghiệm và cú như vậy thứ tự cho đến lớp 5.