Bước chuẩn bị quan trọng của Chương trình GDPT tổng thể

GD&TĐ - Thông tin Chính phủ đồng ý lùi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 1 năm để kiện toàn các điều kiện đã được các cấp quản lý, phụ huynh và học sinh đồng tình ủng hộ. Đây là khoảng thời gian để các địa phương chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ triển khai chương trình hiệu quả nhất...

HS TP Cần Thơ trong ngày khai giảng năm học
HS TP Cần Thơ trong ngày khai giảng năm học

Có thêm thời gian chuẩn bị

Chia sẻ về Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, nhiều thầy cô giáo đều có chung nhận xét là thời lượng học trong chương trình giảm đáng kể. Trong đó, thời lượng các môn học của bậc Tiểu học và THCS giảm so với dự thảo cũ và giảm so với chương trình hiện hành, cả về tổng số tiết và số môn học.

Lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể lùi thời điểm triển khai 1 năm đã thể hiện tinh thần lắng nghe ý kiến từ xã hội của Ban soạn thảo. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã rất cầu tiến sau thời gian lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý, các tầng lớp nhân dân.

Thủ tướng nhất trí với đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi thời gian 1 năm cho việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới, đồng thời đề nghị tăng cường truyền thông, mở rộng đối thoại, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới giáo dục.

Trong thời gian Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được lùi 1 năm, các địa phương có rất nhiều việc để làm. Điểm cần chú trọng là thay đổi cách tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và công tác đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp lại đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới… Vì ngoài trách nhiệm biên soạn sách giáo khoa thì việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trang thiết bị đang còn nhiều bất cập, kể cả việc quy hoạch mạng lưới trường lớp sao cho có sĩ số học sinh phù hợp để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới. Để tất cả đội ngũ nhà giáo thấm, hiểu được Chương trình giáo dục phổ thông mới thì cần phải có thời gian “chín”.

Tại Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, cho biết: Đối với việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, trong thực hiện các vấn đề đổi mới thì việc đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ nhà giáo rất quan trọng.

Do đó, để việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới có hiệu quả, đúng thực chất, trước hết các địa phương cần rà soát, đánh giá đúng thực trạng về số lượng và chất lượng giáo viên hiện có so với yêu cầu đổi mới. Qua đó, có một kế hoạch sắp xếp lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, đặt hàng, đào tạo giáo viên các môn học mới, tuyển dụng giáo viên các môn còn thiếu. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng cần nâng cấp, xây mới trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng yêu theo chương trình mới...

"Bên cạnh đó, cả hệ thống chính trị cần vào cuộc hỗ trợ ngành giáo dục làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ trong ngành, phụ huynh, học sinh nói riêng, nhân dân nói chung hiểu rõ và đồng thuận với quan điểm, mục tiêu, yêu cầu đổi mới. Chính vì vậy, việc tổ chức triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm học 2017 - 2018 là hợp lý. Để các tỉnh, thành phố có thời gian chuẩn bị, nhất là các đơn vị tỉnh, thành còn nhiều khó khăn...", ông Lê Văn Tâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh. 

Theo ông Tâm, các cấp lãnh đạo TP Cần Thơ khẳng định rằng với sự phối hợp chặt chẽ, cộng đồng trách nhiệm giữa lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Bộ GD&ĐT theo phân cấp, trong thời gian tới ngành GD&ĐT TP Cần Thơ sẽ tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện GD&ĐT mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Chủ động triển khai nhiều giải pháp

Để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, ngành GD&ĐT TP Cần Thơ đã xác định nhiều giải pháp.

Một trong những giải pháp hàng đầu chính là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Năm học 2017 - 2018, ngành GD&ĐT thành phố đẩy mạnh triển khai chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông. Quản lý và sắp xếp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn để đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc, gắn với việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chánh Văn phòng, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ: Nhiệm vụ chủ yếu là hình thành đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phổ thông cốt cán phục vụ kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp mới và đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ; thực hiện tuyển dụng, sắp xếp, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đảm bảo đúng quy định, đúng vị trí việc làm và yêu cầu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ và giáo viên không đủ tiêu chuẩn. Đảm bảo đến năm 2020 đội ngũ nhà giáo các cấp học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp của địa phương…

Bên cạnh đó là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông gắn với định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo định hướng tinh giản; triển khai tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc tiếp tục thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành.

Ngành GD&ĐT thành phố tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc điều chỉnh nội dung và phương thức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Xây dựng, tổ chức khai thác có hiệu quả trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp được kết nối giữa các nhà trường phổ thông với cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp nhằm giúp học sinh lựa chọn, giải đáp thắc mắc về xu hướng chọn nghề của học sinh.

Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Mở rộng triển khai mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở địa phương, mô hình phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học trong giáo dục nghề nghiệp… Ông Nguyễn Mạnh Hùng, nhấn mạnh: “Phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp, hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với Chương trình giáo dục phổ thông mới...”.

Xây dựng, tổ chức khai thác có hiệu quả trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp được kết nối giữa các nhà trường phổ thông với cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp nhằm giúp học sinh lựa chọn, giải đáp thắc mắc về xu hướng chọn nghề của học sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Năng lực sản xuất vũ khí của Nga tăng đáng kể kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Cảnh báo gây sốc khi kho vũ khí EU tụt hậu

GD&TĐ -Tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga đã tăng cường sản xuất vũ khí kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, xóa bỏ mọi dấu hiệu thiếu hụt.

Cây guitar bí ẩn.

Những cây đàn huyền bí

GD&TĐ - Trong một số trường hợp, nhạc cụ còn được cho là sở hữu sức mạnh huyền bí, mắc lời nguyền.