Dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng

GD&TĐ - Trong buổi sinh hoạt chuyên đề Dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng tại Bệnh viện (BV) Tim Tâm Đức (Q.7, TPHCM) mới đây, TS. BS Lưu Ngân Tâm - Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy khẳng định: “Bệnh nhân nặng không chỉ được điều trị đúng cách và chu đáo mà còn phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng”.

Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại phòng hồi sức
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh tại phòng hồi sức

Dinh dưỡng cũng là “thuốc”

Theo các số liệu thống kê, bệnh nhân (BN) nằm BV bị suy dinh dưỡng có tỷ lệ tới 30 - 50%. Suy dinh dưỡng có thể ngay khi vào BV hoặc cạn kiệt dinh dưỡng do quá trình bệnh lý diễn ra trong lúc nằm BV. Người bệnh cũng có thể hao hụt, mất mát dinh dưỡng do thủ thuật và tai biến của các thủ thuật diễn ra trong BV.

Không phải BN nào cũng được BS quan tâm, căn dặn đến chế độ ăn uống, bồi dưỡng. Vì thế có tới 2/3 BN vào nằm viện không được thầy thuốc đề cập đến tình trạng dinh dưỡng, hơn nữa bản thân người bệnh rất ít để ý đến vấn đề này. Vẫn còn một số thầy thuốc bỏ qua khâu hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh. Đó là không tính toán đầy đủ năng lượng, lúng túng trong việc lựa chọn thức ăn và không biết sử dụng con đường nào để nuôi dưỡng cho phù hợp.

Về nguyên tắc, việc điều trị không phải chỉ là thuốc hay những can thiệp y khoa mà còn phải cung cấp năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể giúp người bệnh có nhiên liệu để duy trì, cải thiện các chức năng sống, chức năng miễn dịch giúp cho thuốc và các can thiệp y khoa phát huy hiệu quả. Hồ sơ bệnh án phải biết đánh giá tình trạng dinh dưỡng ngay trong 24 giờ tính từ khi người bệnh vào viện. Có thể đánh giá dựa vào các phép đo nhân trắc, dựa vào khối cơ thể (BMI), dựa vào tình trạng mất trọng lượng hay dựa vào một vài thông số sinh hóa máu. Gần đây, người ta dùng phương tiện “đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể theo chủ quan” - SGA, một công cụ đánh giá không phức tạp khá chính xác và tiện dụng hơn hẳn những phương tiện đánh giá cũ.

Vai trò quan trọng của dinh dưỡng

Trong điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc thì dinh dưỡng luôn có vai trò rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng tốt, hợp lý giúp cơ thể phục hồi tốt sức khỏe, giảm thời gian nằm viện.

BS Hồ Văn Cưng - BV Đa khoa tỉnh Long An khẳng định, thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra các bệnh thường gặp như: Thiếu máu do thiếu sắt, bệnh Beriberi do thiếu vitamin B1, bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, bệnh Scorbut do thiếu vitamin C, bệnh viêm da

Pellagra do thiếu vitamin PP... Thiếu dinh dưỡng còn làm cho cơ thể chậm phát triển, giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

Trong điều trị một số bệnh lý như: Chấn thương phần mềm, gãy xương, suy nhược cơ thể sau sốt rét, sau mổ, sau nhiễm khuẩn nặng... nếu sử dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp vết thương mau lành, sức khỏe hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, dinh dưỡng còn có vai trò tích cực trong phòng bệnh. Khi thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng và hợp lý sẽ giúp cho cơ thể duy trì khả năng miễn dịch nhằm phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và các bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng gây ra.

Đối với người bệnh nằm viện, suy dinh dưỡng làm tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong, thời gian nằm viện kéo dài, do đó chi phí điều trị tăng. Ngược lại thừa dinh dưỡng lại là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, các bệnh tim mạch...

Đối với một số bệnh nếu ăn uống không đúng sẽ làm cho bệnh nặng thêm. Dinh dưỡng là một phương pháp điều trị chủ yếu trong một số bệnh bởi vì chế độ dinh dưỡng trong điều trị có tác động đến căn nguyên gây bệnh, đến cơ chế điều hòa, đến khả năng phản ứng, bảo vệ cơ thể. Dinh dưỡng tốt sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật.

Ngoài ra, việc sử dụng dinh dưỡng trong điều trị còn có tác dụng điều hòa các rối loạn chuyển hóa làm giảm một số bệnh do chúng gây ra, đặc biệt là trong điều trị bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, bệnh lý về gan, dạ dày…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto

Italia cảnh báo ông Zelensky

GD&TĐ - Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crossetto đã cảnh báo Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky chống lại cuộc phản công năm 2023.
Minh họa/INT

Ngộ độc từ bánh mì

GD&TĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện gửi các tỉnh, thành phố về việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.