Vậy nếu một ngày nào đó tấm lá chắn này biến mất, thì điều kinh khủng gì sẽ xảy ra?
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc từ trường Trái đất từ đâu mà có và hình dáng của nó như thế nào, tại sao lại có thể bảo vệ cho các sinh vật sống trên Trái đất. Tất cả là nhờ cấu tạo lõi Trái đất, cũng giống như lõi của nhiều hành tinh khác.
Từ trường được tạo ra nhờ cấu tạo bên trong lõi của Trái đất.
Nó có một lõi trong cùng là kim loại ở thể rắn và lớp tiếp theo là kim loại ở thể lỏng, ngoài cùng của phần lõi là lớp đá nóng chảy giống như nhựa đường.
Chính sự chệnh lệch về nhiệt độ giữa lớp lõi bên trong và lớp bao phủ bên ngoài đã biến Trái đất trở thành một cục nam châm khổng lồ. Từ sự chênh lệch về nhiệt độ rất lớn (khoảng 2.700 độ trở lên) sẽ gây ra hiện tượng “chuyển động nhiệt”, tạo ra dòng điện và từ đó tạo ra từ trường.
Từ trường tạo nên một tấm lá chắn vô hình bảo vệ chúng ta khỏi những điều khủng khiếp ngoài vũ trụ.
Tuy nhiên do có phần lõi ở thể lỏng, nó luôn dịch chuyển và cũng khiến cho từ trường của Trái đất không cố định về sức mạnh cũng như hướng. Trên thực tế từ trường của Trái đất luôn đảo chiều theo chu kỳ vài trăm nghìn đến vài triệu năm một lần. Và mỗi lần như vậy nó khiến cho từ trường suy yếu và gần như biến mất, để lại những hậu quả khủng khiếp.
Mất phương hướng
Không chỉ có con người mới xác định phương hướng dựa vào từ trường Trái đất, bằng cách sử dụng la bàn. Nhiều loài động vật như chim, rùa biển, ong mật, cá hồi … cũng có khả năng xác định phương hướng bằng từ trường. Chúng có một cơ chế gọi là "magnetoreceptors".
Nhiều loài chim sẽ chết do không tìm được đường đến nơi di cư.
Chúng sử dụng khả năng này để di cư khi mùa đông đến, hay tìm về nơi đẻ trứng. Do đó nếu từ trường Trái đất biến mất, các loài động vật này sẽ gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Đó là không xác định được phương hướng, chúng sẽ lạc đường và không thể tìm đến nơi di cư hay duy trì nòi giống nữa. Nhiều loài động vật sẽ tuyệt chủng và kéo theo rất nhiều sự ảnh hưởng khác đến tự nhiên.
Không một thiết bị điện - điện tử nào có thể hoạt động
Toàn bộ các vệ tinh, mạng lưới điện và các thiết bị điện tử trên toàn thế giới sẽ bị phá hủy bởi một cơn bão Mặt Trời nhỏ nhất, nếu không có tấm lá chắn từ trường. Các hạt năng lượng cao từ một cơn bão Mặt Trời sẽ bắn phá trực tiếp vào các vệ tinh đầu tiên, khiến cho hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Hệ thống vệ tinh liên lạc sẽ "gục ngã" đầu tiên trước một cơn bão Mặt Trời, tiếp đến là mạng lưới điện và các thiết bị điện tử.
Tiếp đến sẽ là mạng lưới điện, các hạt năng lượng cao này sẽ khiến toàn bộ đường dây và mạng lưới điện trở nên quá tải. Không có điện và các thiết bị liên lạc vệ tinh, cả thế giới sẽ bị chia cắt và chìm trong bóng tối. Điều đáng sợ nhất là chúng ta không biết điều gì sắp xảy đến tiếp theo.
Tia vũ trụ và bức xạ Mặt Trời
Từ trường của Trái đất tạo nên một tấm lá chắn vô hình, giúp bảo vệ chúng ta khỏi các tia vũ trụ và bức xạ chết người. Sự ánh hưởng của các tia sáng này đến cơ thể chúng ta là rất khủng khiếp. Nếu nhìn trực tiếp bằng mắt thường vào các tia sáng năng lượng cao này có thể khiến tổn thương mắt, dẫn đến mù lòa.
Tia vũ trụ và bức xạ Mặt Trời sẽ giết chết toàn bộ sinh vật trên Trái đất.
Tuy nhiên đó chỉ là mức nhẹ nhất. Khi tiếp xúc với các hạt năng lượng cao này, tế bào của chúng ta có thể bị phá hủy, dẫn tới ung thư và nhiều căn bệnh khác trên khắp thế giới. Không chỉ có con người mà mọi sinh vật sống đều bị tác động dưới bức xạ Mặt Trời và tia vũ trụ. Đó sẽ là một dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới mà không có cách nào ngăn cản. Cuối cùng sẽ là dấu chấm hết của các sinh vật sống trên Trái đất.
Trái đất sẽ trở thành một sao Hỏa thứ hai
Ảnh hưởng khủng khiếp nhất chính là bầu khí quyển của Trái đất sẽ biến mất, bức xạ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển sẽ khiến nhiệt độ mặt đất tăng cao, đại dương bốc hơi. Kết quả là Trái đất sẽ biến thành một sao Hỏa thứ hai.
Gió Mặt Trời sẽ thổi bay khí quyển và biến hành tinh xanh trở nên cằn cỗi như sao Hỏa.
Trước đây, có thể sao Hỏa cũng là một hành tinh có bầu khí quyển và các đại dương đầy nước. Thế nhưng từ trường của nó đã biến mất cách đây hàng tỷ năm. Khiến cho bầu khí quyển không còn được bảo vệ, gió vũ trụ từ các cơn bão Mặt Trời thổi đến và khiến cho khí quyển của hành tinh này bị thổi bay vào không gian.
Nhiệt độ tăng cao do ánh sáng Mặt Trời chiếu trực tiếp xuống bề mặt, đại dương bốc hơi. Nhưng hơi nước này cũng nhanh chóng bị cuốn vào không gian, khiến cho không thể có mưa. Khí hậu trở nên khô cằn và sự sống bắt đầu biến mất.
Nếu một ngày nào đó từ trường của Trái đất bị suy yếu hay biến mất, rất có thể hành tinh xanh của chúng ta sẽ biến thành một sao Hỏa thứ hai.